7 lỗi trong profile xin việc cần tránh

Là một trong những yếu tố quyết định sự thành bại của quá trình tuyển dụng, bạn không được phép mắc sai lầm dù là nhỏ nhất khi chuẩn bị profile xin việc. 

Nếu đã từng ứng tuyển việc làm thất bại, bạn có bao giờ tự hỏi vì sao các nhà tuyển dụng lại từ chối profile xin việc của mình? Ngoài lý do bạn chưa có duyên hoặc năng lực chuyên môn và sở trường chưa phù hợp với vị trí công việc thì còn một nguyên nhân khó loại trừ, là có khả năng bộ hồ sơ của bạn đã mắc phải một vài thiếu sót hay lỗi sai nào đó. Vì vậy, trước khi gửi đến tay bộ phận nhân sự của doanh nghiệp dự định ứng tuyển, hãy cẩn thận kiểm tra, rà soát nhiều lần hồ sơ tìm việc của bạn để hạn chế tối đa những hối hận về sau.

Định nghĩa và thành phần

Profile xin việc không phải khái niệm gì xa lạ. Bản thân từ tiếng Anh ‘profile’ có nghĩa tương đương trong tiếng Việt là ‘hồ sơ’ nên thực chất, đó chính là bộ hồ sơ xin việc mà ai cũng đã từng có ít nhất một lần trong đời từng sở hữu. Đó là tập hợp các loại văn bản, tài liệu, giấy tờ tóm lược về lý lịch trích ngang, quá trình học tập, rèn luyện, nghiên cứu, kinh nghiệm, năng lực chuyên môn, dự định nghề nghiệp,… của người đang có nhu cầu ứng tuyển việc làm.

7 lỗi trong profile xin việc cần tránh - Ảnh 1
Profile (hồ sơ) xin việc là một loại giấy tờ cực kỳ quan trọng. Nguồn ảnh: Internet

Hồ sơ xin việc bao gồm nhiều giấy tờ thành phần như Sơ yếu lý lịch tự thuật (kèm ảnh 3×4, được địa phương xác nhân), Đơn xin việc, CV xin việc, Giấy khám sức khoẻ được bệnh viên xác nhận, Các loại bằng cấp, bảng điểm, chứng chỉ, Bản photo chứng minh thư, sổ hộ khẩu có công chứng,… Trong đó, đơn xin việc và CV xin việc là hai văn bản quan trọng nhất và thường bị nhiều người nhầm lẫn với hồ sơ xin việc.

Sai lầm ‘chết người’ cần tránh xa khi chuẩn bị profile xin việc

Mắc lỗi chính tả và lỗi in ấn

Tiêu chuẩn chính tả là một trong những yêu cầu cơ bản mà một người dù làm trong bất cứ ngành nghề nào cũng phải tuân thủ khi tạo lập văn bản. Với một văn bản quan trọng như hồ sơ xin việc, những quy định về chính tả lại càng phải được kiểm soát nghiêm ngặt, khắt khe. Một hồ sơ chi chít lỗi chính tả không chỉ thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp mà còn thể hiện chủ nhân của nó là người tùy tiện, cẩu thả, xuề xòa. Nhà tuyển dụng sẽ cho rằng bạn không tôn trọng công việc ứng tuyển, không tôn trọng họ và không tôn trọng chính bản thân mình.

Tương tự, lỗi in ấn cũng là một trong những sai sót nguy hiểm không kém và góp phần khiến bộ hồ sơ của bạn bị xếp xó. Lỗi này thường đến từ khâu đánh máy như nhầm lẫn phông chữ, màu mực, giãn dòng, căn lề,… Sau khi soạn thảo bản mềm và in ra giấy, hãy kiểm tra, tầm soát lại nhiều lần trước khi đóng bì thư gửi đi để đảm bảo bộ hồ sơ của bạn tuân thủ đúng quy chuẩn chính tả, không bị lem nhem mực in hoặc chỗ mờ, chỗ đậm,…

Tốt hơn hết, chỉ nên dùng một định dạng duy nhất về phông chữ, màu chữ, giãn dòng, ký hiệu cho toàn bộ văn bản hồ sơ xin việc của bạn. Đừng dại dột mà phá cách với nhiều phông, kiểu chữ khác nhau hoặc màu sắc lòe loẹt, khó đọc (trừ những doanh nghiệp có yêu cầu đặc thù) bởi chắc chắn những điều đó sẽ khiến nhà tuyển dụng…phát điên và sẵn sàng bỏ CV của bạn qua một bên.

Không tuân thủ những quy định về dung lượng

Là một trong những văn bản có giới hạn về dung lượng (thường trong khoảng 2 trang giấy A4) nên khi viết hồ sơ việc, bạn phải tính toán kỹ càng để phân chia không gian hợp lý cho các đề mục nội dung. Để không lãng phí diện tích đó, chỉ tập trung viết những thông tin liên quan tới công việc bạn đang ứng tuyển, tránh dài dòng, lan man. Một bộ hồ sơ quá dài hoặc quá ngắn đều khiến nhà tuyển dụng khó chịu.

7 lỗi trong profile xin việc cần tránh - Ảnh 2
Viết hồ sơ xin việc không quá dàn trải cũng đừng quá sơ sài. Nguồn ảnh: Internet

Không cụ thể hóa bằng những con số

Để thuyết phục các nhà tuyển dụng cân nhắc đến việc lựa chọn bạn vào vị trí nhân sự họ đang tìm kiếm, hãy chứng tỏ cho họ thấy bạn sở hữu những năng lực và kinh nghiệm phù hợp với yêu cầu công việc. Liệt kê thành quả đã đạt được trong quá khứ cũng là một cách hay nhưng thay vì ngồi thao thao bất tuyệt một cách chung chung về công việc đã làm, hãy đưa ra những con số cụ thể để tăng tính thuyết phục và để nhà tuyển dụng dễ hình dung về con người bạn.

Chẳng hạn, đừng nói ‘Tôi đã từng là trưởng nhóm thiết kế’ mà hãy nói ‘Tôi đã từng tuyển dụng, quản lý, đào tạo và chỉ đạo hơn 10 nhân viên trong nhóm thiết kế, giúp công ty thu hút thêm 5% đối tác tiềm năng’. Những luận điểm chi tiết, rõ ràng sẽ gây chú ý nhiều hơn và cũng đáng tin hơn những khẳng định vô thưởng vô phạt.

Trình bày mục tiêu nghề nghiệp vụng về

Với nhiều công ty, phần mục tiêu nghề nghiệp trong hồ sơ tìm việc là tiêu chí quan trọng để so sánh, đánh giá và lựa chọn ứng viên. Đây cũng là một trong những câu hỏi có thể bạn sẽ gặp phải trong một cuộc phỏng vấn. Dựa vào đó, nhà tuyển dụng sẽ cân nhắc xem bạn có phải là nhân tuyển mà họ đang tìm kiếm hay không.

Trên thực tế, nhiều ứng viên chưa có sự đầu tư cần thiết cho phần mục tiêu nghề nghiệp. Họ viết qua loa, vụng về bằng những câu từ chung chung, sáo rỗng mà ai cũng có thể nghĩ ra như: “Muốn tìm một công việc có nhiều thử thách và cơ hội phát triển bản thân’ – điều khiến 90% nhà tuyển dụng lắc đầu ngao ngán và đánh trượt hồ sơ của bạn.

Vì vậy, hãy viết phần mục tiêu nghề nghiệp một cách thông minh, khéo léo bày tỏ những dự định của bản thân trong từng giai đoạn phát triển sự nghiệp để nhà tuyển dụng thấy bạn đang sở hữu những gì, muốn phát huy chúng thế nào và sẽ cống hiến những gì cho doanh nghiệp của họ nếu được nhận vào làm việc.

Tận dụng một mẫu hồ sơ để gửi đến nhiều công ty

Nếu có nguyện vọng tìm việc một cách nghiêm túc, hãy bỏ qua sự lười biếng và tùy tiện. Tuyệt đối không tận dụng profile xin việc năm ngoái bạn ứng tuyển vào công ty A để năm nay đi xin việc ở công ty B. Nhà tuyển dụng nào cũng muốn được tôn trọng và đề cao, nếu phát hiện ra ứng viên của mình dùng lại những bộ hồ sơ đã cũ, đã từng được gửi đi nhiều nơi, họ sẽ loại không thương tiếc, dù nội dung của họ sinh động, hấp dẫn như thế nào.

Quên những thông tin quan trọng

Để làm dày dạn hồ sơ của mình, đừng bỏ qua những thông tin về bằng cấp hoặc kỹ năng mềm mà bạn đã đạt được từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường đến thời điểm hiện tại. Đôi lúc, một chứng chỉ mà bạn đậu từ thời đại học cũng có thể khiến nhà tuyển dụng ấn tượng.

Ghi sai thông tin liên hệ

Thông tin liên hệ là một phần tưởng như không quan trọng nhưng trên thực tế lại quan trọng không tưởng. Đã có nhiều trường hợp ứng viên được lựa chọn nhờ hồ sơ đẹp và tố chất hiếm nhưng do ghi chép, khai báo thiếu thông tin cá nhân, địa chỉ liên lạc mà nhà tuyển dụng đành ngậm ngùi xếp profile xin việc của họ qua một bên. Vì vậy, đừng quên cẩn thận từ những khâu nhỏ nhất như điền thông tin (địa chỉ nhà, số điện thoại, email, tài khoản mạng xã hội,…) nếu không muốn mất cơ hội vào tay đối thủ.

Hãy luôn nhớ rằng, bạn đi tìm việc nhưng ở ngoài kia có hàng ngàn người cũng đang đi tìm việc. Chỉ một phút lơ là, thiếu cẩn trọng, bạn sẽ đánh mất lợi thế. Đừng để mình bị loại khỏi cuộc chơi chỉ vì những sai lầm nhỏ nhặt không đáng có khi chuẩn bị profile xin việc. Tham khảo qua những sai sót chết người khi làm hồ sơ để rút cho mình những kinh nghiệm quý báu.

Phương

Nguồn: https://timviec.com.vn/


Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn

Tìm việc ngay

Tin mới nhất

Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2024 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Truyền thông Tầm Nhìn Cộng

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.