Tìm việc làm Du lịch / Nhà hàng / Khách sạn
4 tin tuyển dụng phù hợpCộng Tác Viên Kinh Doanh
Giám Sát Nhà Hàng/Tổ Trưởng Bếp
Nhân Viên Buồng Phòng
Nhân Viên Phục Vụ Kiêm Thu Ngân
Tìm việc theo ngành
- Kinh doanh(10.652)
- Tư vấn/ Chăm sóc khách hàng(5.322)
- Tài chính / Kế toán / Kiểm toán(3.767)
- Bán hàng(3.606)
- Quảng cáo / Marketing / PR(3.137)
- Hành chính / Thư ký / Trợ lý(2.517)
- Quản lý điều hành(2.490)
- Bất động sản(1.605)
- Công nghệ thông tin(1.549)
- Điện / Điện tử / Điện lạnh(1.423)
- Xây dựng(1.355)
- Thiết kế / Mỹ thuật(1.345)
- Lao động phổ thông(1.339)
- Nhân sự(1.284)
- Kho vận / Vật tư / Thu mua(1.085)
- Giáo dục / Đào tạo / Thư viện(901)
- Sản xuất / Vận hành sản xuất(837)
- Kiến trúc / Nội thất(825)
- Thẩm định / Giám định / Quản lý chất lượng(754)
- Sinh viên / Mới tốt nghiệp / Thực tập(662)
- Du lịch / Nhà hàng / Khách sạn(656)
- Phát triển thị trường(583)
- Báo chí / Biên tập viên(564)
- Xuất - Nhập khẩu / Ngoại thương(545)
- Tài xế / Lái xe / Giao nhận(496)
- Ngân hàng / Chứng khoán / Đầu tư(472)
- Tư vấn bảo hiểm(470)
- Cơ khí/ Chế tạo/ Tự động hóa(406)
- PG / PB / Lễ tân(390)
- Ngoại ngữ(371)
- Dược / Hóa chất / Sinh hóa(357)
- Y tế(340)
- Dệt may(325)
- Phục vụ / Tạp vụ / Giúp việc(318)
- Làm việc từ xa/ Online/ Thời vụ/ Bán thời gian(317)
- Bảo vệ / Vệ sĩ / An ninh(296)
- Thực phẩm / Dịch vụ ăn uống(277)
- Biên dịch / Phiên dịch(275)
- Luật / Pháp lý(271)
- Ngành nghề khác(228)
- Làm đẹp / Thể lực / Spa(224)
- Mỹ phẩm / Thời trang / Trang sức(221)
- Nhà máy/Khu công nghiệp(219)
- Giao thông / Vận tải / Thủy lợi / Cầu đường(209)
- Môi trường / Xử lý chất thải(208)
- Nghệ thuật / Điện ảnh(139)
- Bưu chính viễn thông(131)
- Nông / Lâm / Ngư nghiệp(130)
- Trang thiết bị công nghiệp(120)
- Quan hệ đối ngoại(53)
- Dầu khí / Địa chất(43)
- Giải trí / Vui chơi(40)
- Trang thiết bị văn phòng(30)
- Giày da / Thuộc da(27)
- Thể dục / Thể thao(22)
- Trang thiết bị gia dụng(21)
Mục lục
1. Khái quát về ngành du lịch/nhà hàng/ khách sạn. 1
2. Thực trạng cơ hội việc làm ngành du lịch/nhà hàng/ khách sạn hiện nay. 3
2.1 Nhu cầu nguồn nhân lực làm việc trong nhà hàng. 3
2.2 Nhu cầu nguồn nhân lực làm việc trong khách sạn. 4
2.3 Nhu cầu nguồn nhân lực làm việc trong ngành du lịch. 5
3. Các vị trí làm việc thường có trong nhà hàng, khách sạn hiện nay. 6
4. Cần tố chất gì để có thể tham gia tìm việc làm đầu bếp hiện nay?. 13
5. Những nơi tuyển dụng việc làm nhà hàng phổ biến hiện nay. 13
5.1 Việc làm nhà hàng tại Hà Nội 13
5.2 Việc làm nhà hàng tại Đà Nẵng. 14
5.3 Việc làm nhà hàng tại thành phố Hồ Chí Minh. 14
6. Các vị trí làm việc hot trong khách sạn. 14
6.1 Giám đốc điều hành, quản lý khách sạn. 14
6.3 Nhân viên bộ phận buồng phòng. 16
6.5 Đầu bếp, nhân viên pha chế tại khách sạn. 16
7. Các vị trí việc làm hot của ngành du lịch hiện nay. 17
7.1 Hướng dẫn viên du lịch. 17
7.3 Sale tour (Tư vấn viên tour du lịch) 19
7.4 Nhân viên phục vụ trên các du thuyền. 20
8. Những kĩ năng và tố chất cần có trong ngành du lịch, nhà hàng, khách sạn. 21
8.1 Kĩ năng làm việc nhóm trong ngành du lịch, nhà hàng, khách sạn. 21
8.2 Khả năng chịu được áp lực công việc. 21
8.3 Thái độ thân thiện, niềm nở với khách hàng của mình. 22
8.4 Kĩ năng giao tiếp tiếng Anh. 22
9. Tìm việc làm du lịch, nhà hàng, khách sạn ở đâu. 23
10. Làm thế nào để CV ứng viên ngành du lịch, nhà hàng, khách sạn đẹp mắt?. 23
10.1 Không dùng mẫu có sẵn trên mạng. 24
Đời sống kinh tế của người dân ngày càng được nâng cao, kéo theo đó là nhu cầu hưởng thụ các dịch vụ nghỉ ngơi, ẩm thực cũng ngày càng cao theo. Do đó, nhóm các công việc trong lĩnh vực du lịch, nhà hàng, khách sạn cũng thu hút đông đảo nguồn nhân lực.
Và đây là một ngành nghề có liên quan tới lĩnh vực dịch vụ nên mọi người lao động đều có thể tiếp cận được với các vị trí việc làm mà mình mong muốn. Vậy, cần biết những gì để có thể tự tìm cho bản thân được công việc như ý muốn trong ngành du lịch/nhà hàng/khách sạn.
1. Khái quát về ngành du lịch/nhà hàng/ khách sạn
Một trong những định nghĩa dễ hiểu về bản chất của ngành du lịch, nhà hàng, khách sạn hiện nay đó là luôn đặt sự hài lòng của khách hàng làm trung tâm. Đây cũng chính là điều cốt lõi của ngành dịch vụ nói chung và các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch, nhà hàng, khách sạn nói riêng.
Và với đặc thù của sản phẩm là cung cấp sự trải nghiệm cho khách hàng, ngành du lịch - nhà hàng - khách sạn luôn có những tiêu chí rất cao về sản phẩm của mình. Các tiêu chí này không chỉ dừng lại ở việc có thức ăn ngon, đồ uống tốt mà còn phải khiến cho khách hàng có thể trải nghiệm được từ mọi giác quan. Chỉ khi sự trải nghiệm của khách hàng cảm thấy hài lòng thì lúc đó, doanh nghiệp mới được coi là thành công và có thể giữ lại được những người khách quen của bản thân doanh nghiệp.
Thực trạng ngành du lịch, nhà hàng, khách sạn Việt Nam
Việt Nam luôn có rất nhiều tiềm năng để phát triển ngành du lịch với điều kiện tự nhiên phong phú cùng truyền thống văn hóa với nhiều lễ hội, phong tục tập quán đẹp. Bên cạnh đó là các di tích lịch sử, tốn giá đặc sắc, giàu bản sản dân tộc. Và trong những năm gần đây, ngành du lịch đã được chính phủ đặc biệt quan tâm và muốn biến đây thành một trong số mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam với việc từng bước phát triển các cơ sở về dịch vụ du lịch, nhà hàng, khách sạn nhằm thu hút khách quốc tế tới Việt Nam cũng như những người Việt ở nước ngoài về thăm quên. Và trong những năm qua, du lịch Việt đang trên đà phát triển, hình ảnh bản sắc văn hóa VIệt Nam vẫn luôn đang các du khách quốc tế biết tới và đặc biệt Việt Nam đã và đang được lựa chọn là địa điểm tổ chức rất nhiều những sự kiện nổi tiếng trên thế giới hiện nay.
Mặc dù hiện nay, du lịch Việt Nam đã có được rất nhiều những thành tích lớn nhưng vẫn gặp một vài khó khăn như sự phát triển quá ồ ạt, không nhạy bén với những biến động, xu hướng của kinh tế cũng như nền chính trị, thiếu các chiến lược để giữ lại được những du khách quen thuộc hiện nay.
2. Thực trạng cơ hội việc làm ngành du lịch/nhà hàng/ khách sạn hiện nay
2.1 Nhu cầu nguồn nhân lực làm việc trong nhà hàng
Những năm gần đây, phần lớn người lao động đều có xu hướng muốn tìm kiếm công việc ổn định. Và với tốc độ mọc lên nhanh chóng của các nhà hàng từ bình dân đến đẳng cấp hiện nay. Việc tuyển dụng được những nhân sự đặc biệt có tay nghề vẫn luôn là một bài toán khó dành cho các chủ nhà hàng. Và các nhân sự có kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm trong nghề vẫn sẽ luôn được đặc biệt để mắt tới.
Tuy nhiên, những người lao động làm việc trong các nhà hàng hiện nay vẫn mắc một số điểm yếu như không có kĩ năng giao tiếp, tiếng Anh kém… Đây chính là những điểm còn thiếu khiến cho người lao động không thể tìm được vị trí công việc mong muốn. Do đó, các nhân sự có trình độ chuyên môn cao, cùng với đó là khả năng giao tiếp tốt; đặc biệt là giao tiếp bằng tiếng Anh vẫn luôn được rất nhiều nhà hàng, nhất là những nhà hàng đẳng cấp săn đón.
Ngành du lịch, nhà hàng, khách sạn hiện nay vẫn rất khát nhân sự
2.2 Nhu cầu nguồn nhân lực làm việc trong khách sạn
Chúng ta có thể thấy rất nhiều những khách sạn khác nhau mọc lên nhằm phục vụ những đối tượng khách hàng mục tiêu khác nhau. Đó có thể là những khách sạn phục vụ cho khách hàng có thu nhập tầm trung hoặc những khách sạn đẳng cấp 5 sao. Và khách sạn hiện nay đã và đang mọc lên ngày càng nhiều, đặc biệt là tại các thành phố lớn, khu du lịch nổi tiếng như Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng…..
Với việc các khách sạn càng mở nhiều dẫn đến nhu cầu tuyển dụng nhân lực làm việc tại các khách sạn ngày càng cao với những mức đãi ngộ tốt. Chính vì vậy, đây là cơ hội việc làm tốt dành cho những người đam mê ngành du lịch, nhà hàng, khách sạn có trình độ cao cũng như kinh nghiệp lâu năm trong nghề hiện nay. Nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực làm việc trong các khách sạn hiện nay có thể nói là không hề thiếu. Chính bởi sự phát triển về kinh tế dẫn đến nhu cầu nghỉ dưỡng của người dân ngày càng tăng, khiến nhiều người bị hấp dẫn bởi tính chất công việc rất mới mẻ của lĩnh vực này.
Mỗi ứng viên khi ứng tuyển các vị trí việc làm tại khách sạn không chỉ ứng tuyển các vị trí lao động phổ thông mà còn cả những công việc cần đến kiến thức chuyên môn cao. Do đó, đây có thể nói là lĩnh vực hút rất nhiều sự quan tâm của ứng viên.
Nhưng chất lượng nhân sự trong ngành hiện nay vẫn rất thiếu và yếu
2.3 Nhu cầu nguồn nhân lực làm việc trong ngành du lịch
Được chính phủ định hướng sẽ là một trong những trọng điểm của nền kinh tế Việt Nam. Ngành du lịch Việt Nam hiện đang phát triển rất mạnh khi được sự đầu tư kịp thời từ nhà nước. Và du lịch đang mang lại sự phát triển lớn mạnh cho đất nước trong giao đoạn hiện nay.
Mặc dù có thể thấy rằng ngành du lịch hiện đang phát triển rất mạnh nhưng nhu cầu về nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch của các doanh nghiệp hiện đang rất thiếu. Và đặc biệt còn thiếu cả về số lượng cũng như trình độ chuyên môn. Do lĩnh vực du lịch hiện có rất nhiều vị trí cơ hội việc làm khác nhau và nguồn nhân lực cho lĩnh vực du lịch hiện rất yếu về kĩ năng giao tiếp. Đặc biệt là khả năng ngoại ngữ khi đây là ngành nghề thường xuyên phải tiếp xúc với khách du lịch là người nước ngoài. Điều này dẫn đến việc hoạt động kinh doanh trở nên kém hiệu quả, gây ra những phiền toái cho khách du lịch. Dẫn đến hình ảnh du lịch Việt Nam xấu đi trong mắt thế giới.
Nếu như doanh nghiệp tuyển được nhân sự trong lĩnh vực du lịch thì hầu hết đều phải đào tạo lại từ đầu. Có tới khoảng gần ½ nhân sự trong các vị trí như hướng dẫn viên, lễ tân… đều không thể đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của công việc, đặc biệt là về trình độ ngoại ngữ. Do đó, đây là cơ hội rất tốt để các ứng viên có trình độ ngoại ngữ cao cũng như kinh nghiệm trong các lĩnh vực dịch vụ có thể tham gia ứng tuyển.
Tuy nhiên, cơ hội việc làm trong lĩnh vực du lịch hoặc thậm chí là cả nhà hàng, khách sạn hiện cũng đang có rất nhiều thách thức với lao động Việt Nam nếu không ngày càng hoàn thiện bản thân. Số người nước ngoài hiện làm việc trong các cơ sở du lịch, khách sạn hiện nay cũng rất nhiều và đây là những người có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ rất vững. Bên cạnh đó chỉ có một tỉ lệ thấp là yếu về ngoại ngữ. Hiện nay người nước ngoài làm việc tại Việt Nam trong lĩnh vực du lịch cũng không còn phải là điều quá xa lạ, đặc biệt là trong những khách sạn đẳng cấp từ 5 sao trở lên chuyên phục vụ cho những tầng lớp khách hàng có điều kiện.
Có thể nói, để có thể đứng vững trên thị trường việc làm ngành du lịch, nhà hàng, khách sạn hiện nay. Các lao động Việt Nam cần phải tự hoàn thiện bản thân rất nhiều nếu không muốn bị bật bãi khỏi cuộc cạnh tranh.
3. Các vị trí làm việc thường có trong nhà hàng, khách sạn hiện nay
Hiện nay, các vị trí công việc làm tại nhà hàng, khách sạn vẫn rất phổ biến và dành cho nhiều tầng lớp người lao động với các trình độ tương đương. Từ các vị trí lao động phổ thông như nhân viên buồng phòng trong các khách sạn, nhân viên tạp vụ tại nhà hàng cho tới các vị trí cần có trình độ chuyên môn như: đầu bếp, lễ tân… đều đang là những công việc đang cần tìm thêm nhiều nguồn nhân lực để phục vụ.
Mặc dù đây có thể là những công việc lặp đi lặp lại hàng ngày, nhưng với tính chất của một công việc làm dịch vụ, bạn sẽ nhận lại được rất nhiều điều thú vị với từng vị trí riêng trong lĩnh vực du lịch, nhà hàng, khách sạn hiện nay. Và dưới đây là một vài vị trí việc làm mà các ứng viên có thể tìm kiếm cơ hội trên cả nước
3.1 Đầu bếp nhà hàng
Vị trí đầu tiên và cũng là vị trí mà rất nhiều chủ nhà hàng muốn săn đón hiện nay là vị trí đầu bếp nấu ăn. Với số lượng các nhà hàng mọc lên với tốc độ chóng mặt hiện nay từ những nhà hàng bình dân cho tới nhà hàng đẳng cấp cao thì việc tuyển dụng nghề đầu bếp ở mọi đối tượng nhà hàng. Do đó, đây cũng chính là cơ hội rất rộng mở cho những người tìm việc đầu bếp hiện nay.
Đầu bếp luôn là vị trí được nhiều ứng viên theo đuổi
Công việc chính của một ứng viên tham gia tuyển đầu bếp đó là chế biến món ăn theo đúng thực đơn của nhà hàng. Một người tìm việc đầu bếp cần phải đảm bảo mọi quy trình chế biến món ăn đều được thực hiện theo từng bước, cũng như vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cần phải được đảm bảo một cách tối đa. Ngoài ra, công việc của một người đầu bếp tìm việc vẫn còn phải kiểm tra cẩn thận chất lượng của các nguồn nguyên vật liệu, thực phẩm đầu vào nhập vào kho nguyên liệu của nhà hàng sao cho phải đạt được chất lượng tốt nhất có thể
Bên cạnh những công việc chính như trên, người tìm việc đầu bếp còn cần phải đảm nhận những đầu việc khác nhau như:
- Tư vấn trực tiếp món ăn nếu có yêu cầu từ khách hàng. Phối hợp với các bộ phận khác để hoàn thành một cách kịp thời món ăn sao cho đạt chất lượng tối đa.
- Kiểm tra thật chính xác về số lượng, chất lượng của món ăn. Đảm bảo món ăn được trình bày theo đúng quy định cũng như tiêu chuẩn bệ sinh an toàn thực phẩm.
- Giải quyết các sự cố phát sinh trong quyền hạn của người làm đầu bếp. Báo cáo lên cấp trên các tình huống khó khăn.
- Đào tạo kĩ năng, hướng dẫn công việc cho các nhân viên làm đầu bếp mới vào nghề
Với vị trí làm đầu bếp vẫn còn có rất nhiều lĩnh vực khác nhau của nghề đầu bếp nấu ăn cần có những con người được đào tạo một cách bài bản, chuyên nghiệp mà các nhà tuyển dụng đầu bếp cần tìm kiếm như: cần tìm đầu bếp nấu món âu, món Á, đầu bếp làm bánh.... Mặc dù nhu cầu cần tuyển đầu bếp của các nhà hàng hiện là rất cao. Nhưng để có thể tham gia tuyển dụng nghề đầu bếp thành công, các ứng viên cần phải trải qua một quá trình học nghề một cách bài bản, cẩn thận và có chứng chỉ hành nghề được cấp bởi những trung tâm đào tạo có uy tin để có thể có được tấm vé vào cửa với buổi phỏng vấn tìm việc làm đầu bếp được.
Và cùng với sự phát triển nở rộ của ngạnh du lịch Việt Nam hiện nay, mức thu nhập dành cho các ứng viên tìm việc đầu bếp hiện cũng không hề nhỏ. Nếu như bạn là người mới vào nghề, thu nhập của bạn cũng đã ít nhất ở con số 7 triệu/ tháng và nó sẽ được tăng lên dựa theo kinh nghiệm của bạn cũng như quy mô của nhà hàng đó ra sao. Ngoài ra, đây cũng là một công việc khá ổn định nên nó hoàn toàn có thể giúp bạn nuôi sống gia đình kể ca khi bạn không có được tấm bằng đại học chính quy.
3.2 Bếp trưởng nhà hàng
Nói đến vị trí bếp trưởng, đây thường là một vị trí rất được nhiều người ngưỡng mộ. Tuy nhiên, những bếp trưởng tìm việc thường phải cần rất nhiều thời gian cũng như những kĩ năng chuyên môn thật sự giỏi để có thể tiền tới được ngôi vị cao nhất trong khu bếp của một nhà hàng. Các bếp trưởng hiện nay thường sẽ phải chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ khu vực bếp tại nợi làm việc của mình. Đó có thể là một nhà hàng riêng biệt, hoặc khu ẩm thực của một khách sạn 5 sao đẳng cấp. Mọi vấn đề trong khu bếp từ: vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động, đào tạo nhân sự… đều nằm trong trách nhiệm của bếp trưởng. Và các ứng viên tìm việc bếp trưởng cũng phải là người kiểm tra lại chất lượng sau cùng của mỗi món ăn trước khi được phục vụ cho khách hàng.
Bếp trưởng luôn phải chịu rất nhiều áp lực công việc
Nhìn chung, các ứng viên bếp trưởng tìm việc cần phải có trách nhiệm điều hành cũng như đảm bảo tiến độ công việc trong khu bếp luôn được chạy hết công suất để phục vụ khác hàng. Bên cạnh đó, vẫn còn có một vài công việc cần có các kĩ năng nghề nghiệp chuyên môn của ứng viên tuyển bếp trưởng cần phải đảm nhận như:
- Phụ trách lên kế hoạch thực đơn cho từng giai đoạn hoặc bữa tiệc khác nhau theo yêu cầu của khách
- Đảm bảo chất lượng các món ăn, trực tiếp kiểm tra trước khi phục vụ
- Giao việc cho các cấp dưới quyền trong nhà hàng.
- Sáng tạo các món ăn mới nhằm đa dạng hóa thực đơn của nhà hàng.
- Kiểm tra chất lượng thực phẩm, nguyên liệu đầu vào cho bếp
- Tiến hành tiêu hủy các thực phẩm ôi thiu, không đảm bảo chất lượng
- Phụ trách đào tạo nhân sự mới cũng như nâng cao trình độ cho các nhân sự cứng
Đây mới chỉ là một trong số rất nhiều những nhiệm vụ mà một ứng viên tham gia tuyển bếp trưởng cần phải thực hiện trong ngày. Và với việc cần phải đảm nhận rất nhiều nhiệm vụ cùng với một áp lực công việc đặc trưng, các bếp trưởng tìm việc hiện nay hoàn toàn có thể có được mức thu nhập từ 14 – 20 triệu/ tháng tùy theo quy mô của nhà hàng. Thậm chí nếu nhà hàng của ứng viên bếp trưởng tìm việc nằm ở các thành phố du lịch thì mức thu nhập này còn nhiều hơn con số 20 triệu.
Thu nhập của bếp trưởng hiện nay cũng rất cao
Và ngoài việc có thể có được mức thu nhập rất thoải mái mà không cần phải nghĩ tới vấn đề kinh tế, rất nhiều bếp trưởng với kinh nghiệm lâu năm trong nghề đã có thể tự mở cho bản thân mình một nhà hàng riêng biệt. Hiện nay có rất nhiều bếp trưởng đã có thể tự mình mở được những nhà hàng rất nổi tiếng tọa lạc tại các thành phố lớn cũng như những trung tâm du lịch lớn của cả nước.
Các nhà hàng đang mọc lên như nấm sau mưa nên nhu cầu tuyển dụng bếp trưởng cũng rất cần thiết. Và cách nhanh nhất để tham gia tuyển dụng bếp trưởng đó là bạn phải có được cho mình những chứng chỉ đào tạo nghề tại các trung tâm đào tạo nghề uy tín hiện nay. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải có chứng chỉ nghiệp vụ bếp trưởng thì mới có cơ hội để trở thành bếp trưởng trong những nhà hàng lớn và đẳng cấp hiện nay.
3.3 Phụ bếp
Phụ bếp chính là vị trí đầu tiên mà các ứng viên việc làm đầu bếp cần phải trải nghiệm nếu muốn bắt đầu ước mơ trở thành đầu bếp chuyên nghiệp. Từ quãng thời gian của một phụ bếp tìm việc; các ứng viên sẽ được tích lũy thêm những kinh nghiệm từ những bếp chính, bếp trưởng trong ca làm việc của mình để có thể vươn lên những vị trí cao hơn trong công việc.
Phụ bếp là vị trí đầu tiên mà các ứng viên phải trải nghiệm trong khu bếp nhà hàng, khách sạn
Đối với công việc phụ bếp, các ứng viên sẽ cần phải đảm nhận các nhiệm vụ sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu, thành phần món ăn được khách hàng order theo công thức đã định.
- Chuẩn bị công cụ phục vụ cho việc chế biến món ăn
- Sơ chế nguyên liệu theo yêu cầu của bếp trưởng
- Giữ gìn về sinh chung của khu bếp
- Sắp xếp dụng cụ, thực phẩm một cách gọn gàng để có thể lấy ra một cách nhanh nhất cho những món ăn tiếp theo.
- Bảo quản các thiết bị trong khu bếp cũng như những bộ phận khác
- Học hỏi cách chế biến từ các đầu bếp khác hoặc từ bếp trưởng .
Trên đay là những nhiệm vụ mà ứng viên tìm công việc phụ bếp sẽ cần phải làm trong quãng thời gian đầu tiên. Và theo đúng lộ trình thăng tiến của ứng viên tìm việc phụ bếp, nếu các ứng viên đáp ứng được yêu cầu của nhà hàng sẽ được chuyển lên vị trí đầu bếp và có thể có thêm cơ hội được bồi dưỡng chuyên môn nhằm hướng tới việc quy hoạch lên làm bếp trưởng.
Trên thị trường lao động hiện nay, mức lương của ứng viên tham gia tuyển phụ bếp cũng không hề tệ. Các phụ bếp có thể nhận được vào khoảng 170 – 200 USD/ tháng (tương đương với khoảng 7 triệu/ tháng). Mặc dù vậy, mức lương này hoàn toàn có thể tăng lên tùy thuộc vào quy mô của nhà hàng hiện nay
Có rất nhiều nhà hàng, bộ phận ẩm thực của các khách sạn hiện đang cần tuyển dụng phụ bếp nên các ứng viên hoàn toàn có rộng cửa để bắt đầu sự nghiệp nấu ăn của riêng mình.
Và bên cạnh các vị trí về tuyển dụng việc làm đầu bếp hiện nay, còn rất nhiều các vị trí khác trong lĩnh vực du lịch, nhà hàng, khách sạn cần nhân sự như: nhân viên phục vụ, quản lí nhà hàng, nhân viên tạp vụ nhà hàng... Các ứng viên hoàn toàn có thể tìm thấy dễ dàng các cơ hội dành cho riêng mình.
4. Cần tố chất gì để có thể tham gia tìm việc làm đầu bếp hiện nay?
Nghề đầu bếp mặc dù là một lĩnh vực rất hấp dẫn tuy nhiên cũng tương đối vất vả và đòi hỏi các ứng viên tìm việc đầu bếp phải trang bị cho bản thân những tố chất riêng biệt. Vậy, để một ứng viên bắt đầu sự nghiệp đầu bếp thì cần phải có những tố chất như thế nào
- Kiến thức chuyên môn: nếu người tìm việc đầu bếp muốn tham gia ứng tuyển thành công thì ngoài kĩ năng nấu nướng là điều bắt buộc phải có thì các kiến thức chuyên môn về dinh dưỡng, cách chọn nguyên liệu…. đều là những kĩ năng mà bắt buộc các đầu bếp phải có cho riêng mình.
- Sự sáng tạo: điều này đặc biệt cần đối với các ứng viên tham gia tuyển bếp trưởng. Sự sáng tạo mới là nhân tố quyết định để giữ chân thực khách. Sáng tạo ở đây không chỉ nằm trong khuôn khổ của một món ăn mà đôi khi còn là sáng tạo ra một thực đơn mới để có thể thay đổi khẩu vị cho khách hàng.
- Khả năng quản lí, làm việc nhóm: Đây là những kĩ năng đặc biệt quan trọng đối với một đầu bếp, thậm chí nó còn cần thiết hơn nếu như bạn mong muốn tìm việc bếp trưởng trong giai đoạn hiện nay. Nếu như làm chủ được những kĩ năng này, việc bạn có thể đảm nhận vị trí tổ trưởng, bếp phó, bếp trưởng. Thậm chí mở nguyên một nhà hàng dành cho riêng bạn là trong tầm tay.
5. Những nơi tuyển dụng việc làm nhà hàng phổ biến hiện nay
5.1 Việc làm nhà hàng tại Hà Nội
Không chỉ là thủ đô mà Hà Nội còn là một điểm đến du lịch rất nổi tiếng và đem lại nguồn thu rất lớn cho sự phát triển của kinh tế nước nhà. Hiện nay khách du lịch tới với Hà Nội đã đạt đến con số 10.7 triệu lượt khách, trong đó có tới 2.6 triệu lượt khách quốc tế. Do đó, nhu cầu về thưởng thức ẩm thực, các món ăn đặc sản Hà Nội của số lượng khách này là rất cao.
Trên địa bàn thủ đô hiện nay có rất nhiều các nhà hàng khác nhau từ 2 đến 5 sao trở lên đang cần tìm các ứng viên cho các vị trí khác nhau. Trong đó có thể kể tới đó là cơ hội cho người tìm việc đầu bếp hiện đang rất thiếu. Nếu bạn đang là một người lao động chưa có kinh nghiệm bạn có thể tham gia tuyển dụng phụ bếp để có thêm kinh nghiệm với mức thu nhập không quá tệ. Bên cạnh đó, nếu như bạn đã có kinh nghiệm làm việc lâu năm cùng với các chứng chỉ đào tạo nghề bếp ở những trung tâm đào tạo uy tín, bạn có thể tham gia ứng tuyển đầu bếp tại những nhà hàng lớn để có được nguồn thu nhập tốt mà không phải lo lắng gì tới vấn đề kinh tế.
5.2 Việc làm nhà hàng tại Đà Nẵng
Cũng giống như Hà Nội, Đà Nẵng đã và đang là một tụ điểm du lịch rất nổi tiếng với các lễ hội văn hóa đặc trưng luôn hấp dẫn cả nhu khách trong nước cũng như các du khách quốc tế. Do thị trường du lịch luôn chiếm tỉ trọng rất lớn nên kéo theo rất nhiều nhà hàng mọc lên. Các ứng viên tham gia ứng tuyển đầu bếp nếu có cho bản thân những kĩ năng nghề nghiệp, nghiệp vụ tốt thì cơ hội ở mảnh đất Đà Nẵng với thu nhập rất cao là hoàn toàn có thể. Điều này tùy thuộc vào năng lực của bản thân ứng viên cũng như quy mô của nhà hàng mà ứng viên đứng bếp.
5.3 Việc làm nhà hàng tại thành phố Hồ Chí Minh
Được mệnh danh là hòn ngọc viễn đông, thành phố Hồ Chí Minh hiện luôn có rất nhiều nhà hàng mọc lên từng ngày. Do đó, bạn có thể tự mình lựa chọn những vị trí việc làm nhà hàng phù hợp như: đầu bếp, bếp trưởng hay tuyển dụng phụ bếp để có thể bắt đầu với sự nghiệp nấu ăn của bản thân mình.
6. Các vị trí làm việc hot trong khách sạn
Bên cạnh các vị trí việc làm rất hot trong nhà hàng như: đầu bếp, bếp trưởng, phụ bếp, lễ tân, phục vụ nhà hàng…. Thì vẫn còn đó các vị trí việc làm khác phù hợp với trình độ của người lao động tại các khách sạn như:
6.1 Giám đốc điều hành, quản lý khách sạn
Các quản lý khách sạn sẽ phải trực tiếp chịu trách nhiệm quản lí, điều phố hoạt động trong khách sạn. Đôi khi một quản lí khách sạn sẽ phải trực tiếp đứng ra đón khách VIP và giải quyết những yêu cầu của khác hàng mà nhân viên khó có thể làm được. Bên cạnh đó, việc đào tạo các nhân sự của từng bộ phận cũng phải được các quản lí khách sạn để tâm tới.
Và để có thể trở thành một giám đốc điều hành khách sạn, các ứng viên phải không ngừng cập nhật các kiến thức thuộc khối ngành này để có được cơ hội việc làm mơ ước.
6.2 Lễ tân khách sạn
Đây có lẽ là vị trí phổ biến nhất trong số các vị trí việc làm khách sạn hiện nay. Nhân viên lễ tân là một vị trí đặc biệt quan trọng khi luôn được xem là ấn tượng ban đầu mà các khách sạn đưa tới với mỗi người khách tới.
Lễ tân luôn được coi như bộ mặt của khách hàng
Các lễ tân khách sạn thường sẽ phải thực hiện quy trình check in cho khách khi nhận và trả phòng cũng như kịp thời đáp ứng các nhu cầu cần thiết của khách hàng trong thời gian lưu trú. Vị trí lễ tân hiện nay luôn phải được đào tạo một cách hết sức cẩn thận trước khi thực hiện công việc của mình, đặc biệt là các lễ tân trong những khách sạn 5 sao chuyên phục vụ khách VIP. Cơ hội việc làm cho vị trí lễ tân khách sạn hiện cũng rất đa dạng, các ứng viên có thể tìm kiếm được rất nhiều vị trí việc làm tại các khách sạn khác nhau ở những thành phố hoặc các trung tâm du lịch nổi tiếng như : Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
6.3 Nhân viên bộ phận buồng phòng
Nhân viên bộ phận buồng phòng, hay còn gọi là tạp vụ trong khách sạn luôn là những người phải đảm bảo cho các phòng ở của khách sạn phải sạch sẽ, sáng sủa để tạo được thiện cảm tối đa với khác hàng.
Công việc chính của một nhân viên tạp vụ buồng phòng chủ yếu là lau dọn nhà cửa, hành lang cũng như dọn dẹp lại các phòng của khách lưu trú khi có yêu cầu. Bên cạnh đó, nhân viên buồng phòng còn phải kiểm tra lại các đồ dùng, vật dụng trong phòng có đầy đủ không. Đây là yêu cầu bắt buộc cần phải có, đặc biệt là trong các khách sạn lớn, đẳng cấp hiện nay.
Do đây là công việc làm hơi thiên về tính chất của lao động phổ thông nên rất nhiều các khách sạn cần tuyển nhân viên buồng phòng để giúp cho bộ mặt của khách sạn đẹp hơn trong mắt của khách lưu trú.
6.4 Nhân viên hành lý
Dù không được nhắc đến nhiều nhưng các nhân viên hành lí khách sạn vẫn là một phần quan trọng của một khách sạn hiện nay. Đặc biệt là các khách sạn từ 5 sao trở lên đều có đội ngũ nhân viên hành lí. Đây là bộ phận phục vụ tại sảnh khách sạn. Khi có khách tới, nhân viên hành lí sẽ chủ động mang hành lí lên phòng cho khách và cũng sẽ đem hành lí ra xe cho khách sau khi khách đã trả phòng.
Mặc dù không phải là bộ mặt của khách sạn nhưng các nhân viên hành lí luôn đóng vai trò quan trọng trong một khách sạn lớn. Và để trở thành một nhân viên hành lí khách sạn, ngoài kĩ năng giao tiếp, khả năng tiếng Anh tốt thì bạn cần phải có một sức khỏe tốt để theo được tiến độ của công việc. Do đó, có thể dễ dàng nhận ra nhân viên hành lí tại các khách sạn lớn hiện nay hầu hết đều là nam giới.
6.5 Đầu bếp, nhân viên pha chế tại khách sạn
Rất nhiều khách sạn lớn hiện nay đều có cho mình luôn bộ phận ẩm thực, cũng như quầy bar tại khách sạn. Do đó rất nhiều ứng viên đầu bếp tìm việc có thể tới tham gia ứng tuyển vào các vị trí đầu bếp tại khách sạn. Nếu như bạn là ứng viên chưa hề có kinh nghiệm thì vị trí phụ bếp tại các bộ phận ẩm thực của các khách sạn lớn cũng là cơ hội tốt để bạn sẵn sàng học hỏi thêm kinh nghiệm.
Rất nhiều khách sạn cần các vị trí về ẩm thực, pha chế
Và ngoài vị trí đầu bếp tại bộ phận ẩm thực của các khách sạn lớn ra, các ứng viên nếu có niềm đam mê với việc pha chế các đồ uống ngon hoàn toàn có thể tham gia ứng tuyển vị trí nhân viên bartender tại các khách sạn 5 sao hiện nay. Đây là một công việc khá ổn định về thu nhập và luôn yêu cầu các ứng viên phải có sự sáng tạo trong công việc.
7. Các vị trí việc làm hot của ngành du lịch hiện nay
7.1 Hướng dẫn viên du lịch
Nhiệm vụ chính của các hướng dẫn viên du lịch đó là giới thiệu về các điểm đến cho du khách trong suốt hành trình của tour. Bên cạnh đó, các hướng dẫn viên cũng phải lên lịch tham quan, điều hành việc đi lại cũng như lưu trú của các thành viên trong đoàn. Có thể nói một hướng dẫn viên du lịch cũng không khác gì một MC đang dẫn dắt các du khách trải nghiệm những nét đẹp của những điểm đến theo đúng kế hoạch.
Hướng dẫn viên du lịch luôn là ngành rất hot với giới trẻ
Nghề hướng dẫn viên (tour guide) vẫn luốn rất hấp dẫn nhiều bạn trẻ và nhu cầu tuyển dụng vị trí du lịch này vẫn rất cao. Tuy nhiên, để có thể trở thành hướng dẫn viên du lịch, các ứng viên cũng cần có đủ các tiêu chuẩn sau:
- Có thẻ hướng dẫn viên nội địa hoặc quốc tế theo quy định của pháp luật.
- Có kiến thức về lịch sử, văn hóa cũng như những điểm đặc biệt tại điểm đến trong tour.
- Khả năng giao tiếp, xử lí tình huống, đặc biệt là kĩ năng ngoại ngữ tốt khi phải dẫn các tour du lịch có khách nước ngoài.
- Kĩ năng làm việc nhóm, thuyết trình tốt
7.2 Điều hành tour
Công việc của một người làm điều hành tour du lịch sẽ là quản lí các tour trong nước hoặc nước ngoài, lên lịch điều động hướng dẫn viên, đặt xe.... Đồng thời, họ cần phải giám sát toàn bộ hành trình từ lúc khởi hành cho tới khi kết thúc chuyến đi.
Các vị trí trong ngành du lịch hiện đều phù hợp với các trình độ khác nhau. Tuy nhiên, với các vị trí về điều hành tour thì luôn yêu cầu ứng viên cần phải có trình độ học vấn ở mức từ trung cấp trở lên.
7.3 Sale tour (Tư vấn viên tour du lịch)
Vị trí sale tour bản chất chính là việc tư vấn, bán hàng mà sản phẩm là dịch vụ du lịch để đem lại doanh thu cho doanh nghiệp lữ hành. Các tư vấn viên tour du lịch đồng thời sẽ cần phải làm các việc như tìm kiếm khách hàng mới, cũng như chăm sóc các khách hàng cũ để họ có thể duy trí việc mua các tour du lịch của công ti bạn.
Vị trí sale tour cần ứng viên có trình độ và khả năng giao tiếp
Hiện nay, thu nhập của một sale tour du lịch sẽ dao động từ 5-8 triệu/ tháng cùng với đó là thưởng theo doanh số của tháng. Do đó, nếu bạn tự tin mình có khả năng giao tiếp tốt, hãy chủ động tham gia tuyển dụng sale tour để phát triển thêm các kĩ năng của riêng bạn.
7.4 Nhân viên phục vụ trên các du thuyền
Nhu cầu du lịch trên các du thuyền hiện cũng đang phát triển mạnh nhằm tạo ra trải nghiệm nghỉ dưỡng một các sang trọng dành cho khách hàng. Ở Việt Nam hiện cũng có những doanh nghiệp lữ hành cho thuê du thuyền nhằm phục vụ các khách du lịch có nhu cầu trải nghiệm cảm giác sang trọng cho kì nghỉ của bản thân.
Theo đó, vị trí phục vụ trên các du thuyền cũng có rất nhiều lĩnh vực như: người tìm việc đầu bếp trên du thuyền, phục vụ quầy bar…. Mặc dù vậy, các du thuyền đều phục vụ nhiều du khách nước ngoài nên các kĩ năng giao tiếp, đặc biệt là giao tiếp bằng tiếng Anh của ứng viên cần phải thật sự tốt.
8. Những kĩ năng và tố chất cần có trong ngành du lịch, nhà hàng, khách sạn
8.1 Kĩ năng làm việc nhóm trong ngành du lịch, nhà hàng, khách sạn
Các công việc trong ngành du lịch, nhà hàng, khách sạn hiện rất đa dạng, mỗi người sẽ phải tự mình đảm nhận một bộ phận bất kì. Do đó nếu muốn đạt được hiệu quả cao nhất trong công việc thì các bộ phận khác nhau đều cần phải có được sự phối hợp một cách nhịp nhàng để phục vụ mục đích chung.
8.2 Khả năng chịu được áp lực công việc
Bất cứ vị trí nào cũng sẽ có những áp lực của riêng mình, và trong các ngành dịch vụ như du lịch, nhà hàng, khách sạn lại càng không phải là ngoại lệ. Chắc chắn bạn sẽ gặp phải mâu thuẫn với khách hàng, đồng nghiệp. Tuy nhiên cần phải gạt tự ái sang một bên để có thể giải quyết vấn đề một cách êm đẹp.
Và nếu như làm ở các nhà hàng, khách sạn lớn, bạn luôn phải lắng nghe những yêu cầu bất hợp lí từ khác hàng. Tuy nhiên hãy mỉm cười, chú ý những điều khách hàng nói để có thể có một hướng giải quyết ổn thỏa nhất cho đôi bên.
Tiêu chuẩn ứng viên như thế nào thì phù hợp với ngành du lịch, nhà hàng, khách sạn
8.3 Thái độ thân thiện, niềm nở với khách hàng của mình
Dù làm việc trong bất cứ vị trí nào, từ đầu bếp; phụ bếp cho tới các nhân viên phục vụ. Bạn cần phải có thái độ thân thiện với khách hàng. Khi làm việc với thái độ lịch thiệt, bạn cũng sẽ dễ dàng làm việc hơn trong môi trường ngành dịch vụ như du lịch, nhà hàng, khách sạn. Tuy nhiên, trong số những trường hợp bất kì, nhiều khách hàng vẫn sẽ sẵn sàng thái độ với bạn. Lúc này kể cả có bực tức đến mấy bạn cũng nên tỏ sự tôn trọng với khách hàng để có thể có được cách giải quyết ổn thỏa nhất.
8.4 Kĩ năng giao tiếp tiếng Anh
Mọi bộ phận trong lĩnh vực du lịch, nhà hàng – khách sạn đều cần phải có trình độ ngoại ngữ, chủ yếu là giao tiếp cơ bản bằng tiếng Anh. Bởi vì hiện nay rất nhiều khách du lịch quốc tế tới Việt Nam. Một nhân viên giao tiếp tốt bằng tiếng Anh sẽ đem lại ấn tượng tốt về sự chuyên nghiệp trong mắt khách nước ngoài. Chính vì vậy, yếu tốt giao tiếp thành thạo bằng tiếng Anh hiện nay luôn được các nhà tuyển dụng đề cao hàng đầu trong khi tuyển nhân sự.
8.5 Tiêu chuẩn ngoại hình
Do đặc thù của một ngành nghề về dịch vụ, nên các nhân viên trong lĩnh vực du lịch, nhà hàng, khách sạn cũng cần phải có cho mình những tiêu chuẩn riêng về ngoại hình như:
- Ngoại hình sáng, không mắc bệnh truyền nhiễm
- Thực hiện đúng quy định đồng phục, phong cách phục vụ…
8.6 Đạo đức nghề nghiệp
Các nhân viên trong ngành du lịch, nhà hàng, khách sạn cần phải đặc biệt tuân thủ đạo đức nghề nghiệp với những điều như sau:
- Tính trung thực: không có hành vi gian lận, kể sai sự thật, không đáp ứng những yêu cầu quá đáng của khác
- Hợp tác trong làm việc nhóm nhằm phục vụ khách hàng kịp thời, chuyên nghiệp
- Luôn coi hài lòng khách là nghĩa vụ và niềm vui của bản thân…
9. Tìm việc làm du lịch, nhà hàng, khách sạn ở đâu
Cơ hội tìm việc hiện luôn mở rộng với mọi ứng viên trên cả nước. Và các doanh nghiệp du lịch, các nhà hàng; khách sạn từ nhỏ tới lớn hiện nay đều rất cần nhân sự. Do đó, bạn có thể tìm việc làm du lịch, nhà hàng, khách sạn thông qua các con đường khác nhau như:
- Thông qua các mối quan hệ: Các mối quan hệ cá nhân ở đây có thể là gia đình, người thân, bạn bè đang có người làm trong lĩnh vực này hiện đang thiếu nhân sự và cần tìm người. Bạn có thể nhờ người thân của mình giới thiệu và gửi CV tham gia ứng tuyển.
- Ứng tuyển qua các trang web tuyển dụng hiện nay: với sự bùng nổ của công nghệ, rất nhiều các trang web tuyển dụng nổ ra với rất nhiều đầu việc khác nhau. Các ứng viên có thể tham khảo thêm các website hàng đầu về tuyển dụng như timviec.com.vn để có thể lựa chọn cho bản thân một công việc trong lĩnh vực du lịch; nhà hàng, khách sạn thật tốt.
10. Làm thế nào để CV ứng viên ngành du lịch, nhà hàng, khách sạn đẹp mắt?
Trong thời buổi cung đang vượt cầu, các ứng viên hiện nay cần phải biết cách tự đánh bóng bản thân để có thể vượt quan được những ứng viên có kinh nghiệm lâu năm. Và dưới đây là một vài mẹo giúp CV ứng viên ngành du lịch; khách sạn; nhà hàng có thể vượt mặt những người có kinh nghiệm.
Làm thế nào để CV của bạn vượt mặt những người có kinh nghiệm trong ngành du lịch, nhà hàng, khách sạn
10.1 Không dùng mẫu có sẵn trên mạng
Có thể việc sử dụng mẫu CV có trên mạng sẽ thành công ở một vài lĩnh vực khác nhau nhưng đối với ngành dịch vụ thì điều này hoàn toàn thất bại. Đặc biệt với các ứng viên chưa hề có kinh nghiệm.
Do đó, cách tốt nhất là tìm một mẫu hồ sơ cơ bản, sau đó bạn cần phải tìm hiểu xem nhà tuyển dụng muốn những người có kĩ năng như thế nào. Cũng như phải trình bày rõ ràng mục tiêu nghề nghiệp, định hướng phát triển trong tương lai để có thể thuyết phục nhà tuyển dụng.
10.2 Đừng ngại nói về những công việc nhỏ
Bạn đang không có nhiều kinh nghiệm bằng những ứng viên lâu năm nhưng cũng không cần phải quá lo lắng. Những công việc part time thời sinh viên luôn có những sức thuyết phục nhất định. Hãy chia sẻ những kinh nghiệm, những điều bạn đã học được trong quãng thời gian làm thêm. Đây chính là vũ khí để bạn có thể vượt mặt được những người đã làm việc lâu năm trong ngành hiện nay.
10.3 Trung thực trong khi viết CV cũng như phỏng vấn
Đây là một lưu ý quan trọng nếu bạn muốn CV của mình không bị vứt vào sọt rác. Nếu như có những công việc chưa từng làm qua, tốt nhất đừng thổi phồng khả năng của bản thân lên. Hãy thể hiện chính xác những điểm mà bạn mạnh một cách trung thức. Nhà tuyển dụng một ngày phải tiếp xúc với rất nhiều ứng viên nên không dễ bị lừa một chút nào.
Việc làm ngành du lịch, nhà hàng, khách sạn luôn hứa hẹn sẽ là ngành cần nhân lực rất đông. Do đó, với chia sẻ trên về ngành du lịch; khách sạn; nhà hàng sẽ giúp ứng viên có được lựa chọn đúng đắn cho công việc của mình.
Các từ khóa phổ biến
- Bán vé máy bay
- sale tour du lịch
- Kinh doanh khách sạn
- Phục vụ cafe
- Phục vụ nhà hàng
- Tạp vụ nhà hàng
- Thu ngân
- nhân viên bellman
- Đầu bếp Á Âu
- Phụ bếp
- Bếp phó
- nhân viên order
- Quản lý nhà hàng
- nhân viên sale tour
- nhân viên bếp
- quản trị khách sạn
- Bếp trưởng
- Giám sát nhà hàng
- Giám sát bếp
- Hướng dẫn viên du lịch nội địa
- Hướng dẫn viên du lịch quốc tế
- Bếp chính
- Thực tập sinh khách sạn
- Quản lý khách sạn
- Bếp nóng
- Nhân viên nhà hàng
- Nhân viên tiếp thực nhà hàng
- Nhân viên F&B
- Thực tập sinh quản lý nhà hàng
- Nhân viên bếp tại Hà Nội
- Nhân viên bếp tại TPHCM
- Nhân viên bếp tại Đà Nẵng
- Nhân viên bếp tại Cần Thơ
- Bếp lạnh
- Phụ bếp bánh
- Pha chế đồ uống
- Phục vụ bar
- Du lịch
- Hướng dẫn viên du lịch
- Tài xế du lịch
- Nhà hàng món Huế
- Nhà hàng Nhật Bản
- Nhà hàng
- Đầu bếp nhà hàng
- Thu ngân nhà hàng
- Phụ bếp tại Thủ Đức
- Khách sạn tại Quảng Ninh
- Khách sạn tại Hải Phòng
- Lễ tân khách sạn tại quận Tân Bình
- Phụ bếp tại quận Tân Bình
- Nhân viên buồng phòng khách sạn tại Đà Nẵng
- Nhà hàng khách sạn tại Đà Nẵng
- Bếp tại Đà Nẵng
- Nhân viên buồng phòng tại Quận 1
- Bartender tại quận 1
- Pha chế Đà Nẵng
- Bartender tại Đà Nẵng
- Pha chế tại quận 7
- Phụ bếp tại quận 7
- Bếp trưởng tại Đà Nẵng
- Nhân viên pha chế tại Đà Nẵng
- Điều hành tour tại Đà Nẵng
- Hướng dẫn viên tại Đà Nẵng
- Đầu bếp ở Cần Thơ
- Phụ bếp tại Cần Thơ
- Nhân viên khách sạn tại Vũng Tàu
- Nhân viên làm bếp tại Vũng Tàu
- Phụ bếp tại Vũng Tàu
- Nhân viên bếp tại Nha Trang
- Bếp trưởng tại Nha Trang
- Bếp bánh tại Nha Trang
- Nhân viên buồng phòng khách sạn tại Nha Trang
- Lễ tân khách sạn tại Nha Trang
- Phục vụ nhà hàng tại Nha Trang
- Phụ bếp tại nha trang
- Nhân viên buồng phòng tại Nha Trang
- Nhân viên phục vụ nhà hàng tại Vinh
- Phụ bếp tại Vinh
- Tạp vụ tại nhà hàng Hải Phòng