Bên cạnh sự phát triển của nền kinh tế hiện nay, nhu cầu thưởng thức nghệ thuật, điện ảnh của người dân đang ngày một được nâng cao. Kéo theo đó là cơ hội việc làm trong lĩnh vực nghệ thuật – điện ảnh dành cho các bạn trẻ có năng khiếu nghệ thuật và mong muốn được thành công trong lĩnh vực này. Vậy, đâu là những điều cần biết về lĩnh vực nghệ thuật, điện ảnh, làm thế nào để thành công được với nghề. Bài viết sau sẽ giải đáp tất cả mọi thắc mắc này cũng như giúp các bạn trẻ có định hướng tốt nhất trong việc phát triển nghề nghiệp.
Nghệ thuật là một chuỗi các hoạt động sáng tạo ra các sản phẩm khác nhau. Đó có thể làm sản phẩm vật thể hoặc phi vật thể nhưng có trong đó những giá trị lớn về thẩm mĩ, hướng đến cảm xúc của người thưởng thức. Và một tác phẩm của một nghệ sĩ ở bất cứ lĩnh vực nào chỉ được coi là nghệ thuật nếu nó đạt tới một trình độ hết sức điêu luyện và có tác động lớn tới cảm xúc của người xem.
Các môn nghệ thuật chính hiện có trên thế giới có thể kể tới như: văn học, âm nhạc, hồi họa, điêu khắc, kiến trúc, sân khấu, điện ảnh.
Điện ảnh hiện có thể coi là một trong số những lĩnh vực nghệ thuật rất phổ biến trong cuộc sống xã hội hiện nay và thường được gọi với tên gọi: nghệ thuật thứ 7. Điện ảnh là sẽ kết hợp giữa việc ghi lại hình ảnh, âm thanh đê tạp thành một bộ phim hoàn chỉnh và nó gắn liền với các hiệu ứng nghệ thuật để tạo ra những bộ phim hoàn chỉnh. Và để có thể thực hiện được một bộ phim hoàn chỉnh, các đội ngũ làm phim sẽ cần phải thông qua những công đoạn quảng bá đến công chung. Do đó, lĩnh vực nghệ thuật – điện ảnh hiện nay đều phải gắn liền với lĩnh vực thương mại.
Các bộ phim trước đây hầu hết chỉ là những cảnh sinh hoạt đời thường trong cuộc sống. Tuy nhiên, theo sự phát triển của thị trường hiện nay, nội dung của các bộ phim hiện nay đã có sự thay đổi nhất định. Các bộ phim bom tấn hiện tại đều được tạo ra với tính chất trở thành một loại hình nghệ thuật rất văn minh. Chính vì vậy, điện ảnh hiện đã và đang trở thành một loại hình giải trí không thể thiếu trong đời sống xã hội hiện tại.
Đối với lĩnh vực điện ảnh, chúng ta thường chú ý tới các bộ phim chiếu rạp hoặc những bộ phim dài tập trên truyền hình. Tuy nhiên điện ảnh cũng có rất nhiều những chất liệu khác nhau. Ví dụ như: phim nhựa là tên gọi khác của phim điện ảnh và nó được phân biệt với video vì có độ dài khác nhau. Và ngoài chất liệu phim nhựa thì lĩnh vực điện ảnh hiện nay còn sử dụng rất nhiều những chất liệu khác nhau để có thể làm ra được một bộ phim nhất định.
Từ lúc lĩnh vực nghệ thuật – điện ảnh ra đời, nó đã trở thành một công cụ giải trí không thể thiếu đối với đời sống xã hội. Và theo sự phát triển của nền kinh tế, xã hội hiện nay, lĩnh vực nghệ thuật – điện ảnh đã trở thành một ngành công nghiệp thực sự, có thể đem lại doanh thu rất lớn cũng như sự thành công cho rất nhiều bạn trẻ có năng khiếu về nghệ thuật. Với sự ra đời của rất nhiều công ti âm nhạc, cũng như các hãng phim điện ảnh; công chúng hiện nay đã được thưởng thức các sản phẩm nghệ thuật cũng như những bộ phim điện ảnh có chất lượng tốt trên thị trường hiện nay.
Nghệ thuật – điện ảnh đã trở thành một ngành công nghiệp thực sự, có thể đem lại doanh thu rất lớn
Do lĩnh vực nghệ thuật – điện ảnh đã trở thành một ngành công nghiệp đem lại doanh thu rất lớn cho nền kinh tế của các quốc gia. Trong đó, đã có những khu vực chỉ chuyên dành cho sự phát triển lĩnh vực nghệ thuật; điện ảnh hiện nay. Chúng ta không thể không nhắc đến Mỹ, đây là quốc gia có nền công nghiệp điện ảnh bậc nhất thất giới với kinh đô điện ảnh Hollywood. Đây luôn là nơi quy tụ những đội ngũ sản xuất, diễn viên nổi tiếng hàng đầu trên thế giới.
Bên cạnh đó không thể không nhắc tới Hàn Quốc, đây cũng là quốc gia có nền công nghiệp giải trí hàng đầu của khu vực châu Á. Tại Hàn Quốc luôn quy tụ những công ti giải trí, các nhóm nhạc hàng đầu. Và những ca sĩ, nhóm nhạc tại Hàn Quốc hiện nay không chỉ nổi tiếng ở riêng trong nội địa Hàn Quốc mà còn trở thành hình mẫu của rất nhiều bạn trẻ tại khắp nơi trong khu vực châu Á, trong đó có cả Việt Nam.
Nói đến Việt Nam hiện nay, mặc dù lĩnh vực nghệ thuật – điện ảnh tuy chưa phổ biến nhưng ngày càng có nhiều tiến bộ với việc mang tới cho khán giả những bộ phim nổi tiếng như: quỳnh búp bê, sống chung với mẹ chồng….. Các bộ phim điện ảnh; sản phẩm ân nhạc của Việt Nam hiện tại không chỉ mang tính chất giải trí mà còn đưa đến những thông điệp cuộc sống, vấn nạn của xã hội vào trong các sản phẩm để nâng cao tính giáo dục cho khán giả mục tiêu.
Trong lĩnh vực nghệ thuật, điện ảnh, các ứng viên không nhất thiết đòi hỏi cần phải có một bằng cấp, trình độ chuyên môn cao. Nếu như bạn có đam mê cùng với một chút kĩ năng diễn xuất, bạn hoàn toàn có thể tham gia tuyển dụng các vị trí diễn viên khác nhau. Ngoài ra, các ứng viên nghệ thuật cũng không quá cần thiết phải có bằng cấp về âm nhạc. Tuy nhiên các ứng viên cần phải có cho mình được khả năng ca hát, cũng như kiến thức cơ bản về âm nhạc thì mới mong có thể thành công được trong lĩnh vực nghệ thuật – điện ảnh này. Và thực tế hiện nay cũng đã có rất nhiều những ca sĩ, diễn viên điện ảnh thành công với nghề mặc dù không hề có cho bản thân mình tấm bằng cói liên quan tới lĩnh vực nghệ thuật – điện ảnh cả.
Yêu cầu đặc thù của lĩnh vực nghệ thuật – điện ảnh hiện nay
Một điều đặc thù của ngành nghề nghệ thuật, điện ảnh đó là tất cả các nghề nghiệp, vị trí việc làm đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Rất nhiều những diễn viên hiện nay đều có thể trở thành những đạo diễn, biên kịch chuyên nghiệp. Và những ca sĩ chuyên nghiệp hiện nay cũng có thể nhảy sang lĩnh vực sáng tác, sản xuất âm nhạc và trở thành một nhạc sĩ; nhà sản xuất âm nhạc chuyên nghiệp trên thị trường/
Có thể nói, lĩnh vực nghệ thuật – điện ảnh luôn là mảnh đất vàng dành cho các ứng viên ưa sáng tạo. Do đó, bạn không quá cần phải có bằng cấp chính quy, nhưng cũng phải có những tố chất khác nhau. Đặc biệt trong đó là khát vọng để có thể thể hiện mình trước máy quay cũng như trước khán giả.
Cũng giống như những nghề nghiệp khác, ngành nghệ thuật/ điện ảnh cũng có cho mình những yêu cầu đặc thù riêng mà các ứng viên cần phải có được. Để có thể thành công với công việc nghệ thuật, các ứng viên cần phải tự mình rèn luyện các tố chất sau
Giàu cảm xúc, có thể đồng cảm với nhân vật
Đối với lĩnh vực nghệ thuật, đặc biệt là với các diễn viên chuyên nghiệp. Cảm xúc luôn là một điều không thể thiếu được trong mỗi khuôn hình. Một bộ phim có trở nên hay và ăn khách hay không thì phần rất lớn phụ thuộc vào cảm xúc của diễn viên trong từng phân cảnh, từng khuôn hình một. Khán giả sẽ chẳng bao giờ để ý tới một nhân vật diễn xuất không có cảm xúc của diễn viên cũng như một phần biểu diễn mờ nhạt, cứng đơ của một ca sĩ. Các ứng viên nếu như không có cảm xúc, không đồng cảm với nhân vật của mình thì rất khó có thể thành công với nghề.
Các ứng viên nếu như không có cảm xúc, không đồng cảm với nhân vật của mình thì rất khó có thể thành công với nghề
Có khả năng biểu diễn trước máy quay, đám đông
Trong lĩnh vực nghệ thuật/ điện ảnh, nhất là đối với phim ảnh, bạn phải làm việc trực tiếp dưới máy quay rất là nhiều. Bên cạnh đó, dù trong phim ảnh chỉ có một hoặc hai nhân vật cùng tương tác nhưng thực tế ngoài máy quay đang có rất nhiều người đang nhìn vào bạn. Do đó, khả năng trình diễn trước đám đông là điều không được phép thiếu đối với một ứng viên nghệ thuật/ điện ảnh.
Ngôn ngữ cơ thể khéo léo
Trong khi biểu diễn, một người ca sĩ, diễn viên chuyên nghiệp thường phải rất chủ động trong ngôn ngữ cơ thể. Đây là điều quyết định tới cảm xúc của nhân vật do bạn không chỉ diễn tả bằng lời nói mà còn phải là cả bằng cơ thể của mình nữa.
Sự kiên trì, sáng tạo không ngừng nghỉ
Bên cạnh việc có một cảm xúc tốt, sự tự tin trước ống kinh thì bạn luôn phải học hỏi cách diễn xuất khác nhau một cách liên tục và không ngừng sáng tạo. Một người diễn viên chuyên nghiệp cần phải liên tục tự làm mới bản thân, không được dậm chân tại chỗ để tránh bị tụt hậu so với những đồng nghiệp trong nghề.
Bên cạnh việc có một cảm xúc tốt, sự tự tin trước ống kinh thì bạn luôn phải học hỏi
Đam mê với nghệ thuật
Câu nói đi làm vì đam mê không chỉ đúng ở các lĩnh vực khác mà còn đặc biệt chính xác đối với những người làm nghệ thuật/ điện ảnh. Nếu như bạn quyết định theo con đường làm nghệ thuật chuyên nghiệp, gần như bạn sẽ không có hoặc có rất ít thời gian cho bản thân, gia đình. Và bên cạnh áp lực công việc, bạn có thể gặp thêm những khó khăn nếu như hình ảnh của bản thân có vấn đề. Do đó, chỉ khi bạn làm việc có đam mê thì mới có được động lực vượt qua mọi khó khăn trong công việc để tiến xa với nghề.
Đây là một vài tố chất chính mà những người làm nghệ thuật/ điện ảnh chuyên nghiệp sẽ cần phải có nếu muốn tiến xa và thành công với nghề. Và ngoài những điểm này ra, các ứng viên còn cần phải có thêm những tố chất sau: có sự ứng biến linh hoạt khi diễn, khả năng chịu áp lực công việc thật tốt, thích thể hiện khả năng của bản thân, tự tin trước đám đông….
Đây là một vị trí nghề nghiệp trong lĩnh vực nghệ thuật rất được nhiều bạn trẻ có năng khiến, đam mê nghệ thuật mong muốn theo đuổi. Với vị trí ca sĩ, bạn có thể thể hiện một bản nhạc theo những phong cách mà mình mong muốn. Và thậm chí nếu như có năng khiếu hoặc được học thêm về việc sáng tác nhạc, ca sĩ có thể tự mình sản xuất cũng như thể hiện luôn ca khúc do mình sáng tác cho công chúng thưởng thức.
Đối với một ứng viên tham gia tuyển ca sĩ thành công, bạn sẽ phải biểu diễn ở rất nhiều nơi khác nhau như: phòng thu âm, phòng trà, các sự kiện lớn nhỏ hoặc thậm chí là quay các video ca nhạc của riêng mình…. Bên cạnh đó, ứng viên tuyển ca sĩ cũng cần phải làm việc với nhiều bộ phận khác nhau như: đạo diễn, vũ đạo, nhà tài trợ, ban tổ chức, sản xuất âm nhạc… để có thể hoàn thiện được một sản phẩm âm nhạc của mình.
Có thể thấy, tuyển ca sĩ là một nghề với môi trường làm việc rất năng động, cởi mở. Tuy nhiên, có thể ứng tuyển ca sĩ thành công và theo được nghề là một điều không hề đơn giản. Để có được màn trình diễn ấn tượng bạn cần phải thực hiện những việc như:
Học hát: đây là bước khởi đầu cho việc tuyển ca sĩ của bạn. Bạn cần phải tự mình học hát, luyện tập kĩ thuật một cách thường xuyên để có thể có được kĩ năng hát tốt.
Luyện giọng: Đây là điều rất quan trọng đối với chất lượng giọng hát của bạn. Chỉ có việc luyện tập thường xuyên thì bạn mới có thể tự tin đứng sân khấu được.
Lựa chọn, phát triển phong cách riêng: Bạn cần phải tự thử nghiệm mình với nhiều phong cách âm nhạc khác nhau để có thể tìm ra được một phong cách âm nhạc phù hợp với mình và khiến khán giả có thể để ý tới.
Luyện tập vũ đạo, khả năng trình diễn: Việc luyện tập khả năng trình diễn luôn là điều mà các ca sĩ chuyên nghiệp thường phải làm để có thể giúp mình tự tin hơn trên sân khấu. Chỉ có một phong thái tự tin, một giọng hát điêu luyện thì mới giúp bạn có thể chinh phục được khán giả.
Bên cạnh việc biểu diễn tại các sân khấu, sự kiện thì hiện nay không ít bạn trẻ có năng khiếu nghệ thuật, ca hát đã và đang lựa chọn việc tuyển ca sĩ phòng trà để làm những bước khởi đầu cho sự nghiệp ca hát của bản thân. Cơ hội tuyển ca sĩ phòng trà dành cho các bạn trẻ hiện nay cũng rất mở khi càng nhiều quán café ca nhạc, phòng trà được mở ra phục vụ mọi đối tượng khán giả.
Lựa chọn việc tuyển ca sĩ phòng trà để làm những bước khởi đầu cho sự nghiệp ca hát của bản thân
Trong thời buổi hiện nay, không chỉ có các ca sĩ chuyên nghiệp đi hát ở phòng trà mà còn có rất nhiều các sinh viên nhạc viên sẵn sàng tham gia tuyển ca sĩ phòng trà để có thể có thêm kinh nghiệm diễn xuất cũng như trang trải thêm cho cuộc sống cá nhân.
Mặc dù cơ hội tuyển ca sĩ phòng trà hiện nay là rất nhiều nhưng các ứng viên cũng cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn đặc thù của một ca sĩ chuyên nghiệp để có thể thành công với nghề. Thu nhập của một ứng viên tuyển ca sĩ phòng trà hiện cũng rất đa dạng, bạn có thể nhận được mức cát xê từ 200.000/ đêm diễn cho đến cả chục triệu đối với những người nổi tiếng. Nhưng ca sĩ phòng trà cũng là một nghề rất vất vả nên bạn cần phải thật sự đam mê với nghề thì mới thành công được.
Bên cạnh ca sĩ thì diễn viên cũng là công việc nghệ thuật được rất nhiều bạn trẻ yêu thích. Nắm bắt được nhu cầu đó, rất nhiều đoàn phim đã đăng tuyển diễn viên để có thể chiêu mộ được những bạn trẻ có đam mê diễn xuất, phim ảnh tới thể hiện bản thân mình. Thông qua các ứng viên tuyển diễn viên, các nhân vật trong kịch bản được tái hiện một cách rất chân thực với nhiều thể loại như: phim điện ảnh, kịch, các bộ phim truyền hình…. Các diễn viên sẽ biến những nhân vật trong kịch bản trở nên sống động thông qua những thước phim được dựng nên.
Một ứng viên tuyển diễn viên bên cạnh việc diễn xuất, thể hiện nhân vật trong kịch bản ra thì còn cần phải thường xuyên rèn luyện cơ thể, giọng nói để linh hoạt hơn với từng vai diễn được chọn. Để tham gia tuyển diễn viên thành công và thành một diễn viên chuyên nghiệp thì ngoài khả năng biểu hiện cảm xúc tốt, chủ động sáng tạo linh hoạt, trí tưởng tượng cao thì các ứng viên tuyển diễn viên cần phải có được sự chăm chỉ, tân tâm với công việc. Chính những tố chất đó mới khiến cho bạn có thể lấy được cảm xúc của khán giả với các thước phim của mình.
Và việc làm cho ứng viên tuyển diễn viên thường không quá gò bó, nhưng sẽ tương đối bấp bênh khi có những lúc công việc dồn dập, có những khi lại rảnh. Với nhiều cảnh khó, đôi khi các diễn viên cần phải làm việc trong những điều kiện hết sức khắc nghiệt.
Bên cạnh diễn viên thì việc tuyển diễn viên phụ cũng rất được các đoàn phim quan tâm và nhận được sự hứng thú khá cao của các bạn trẻ mong muốn trải nghiệm việc diễn xuất. Công việc của một ứng viên tuyển diễn viên phụ chủ yếu sẽ là tương tác cùng với diễn viên chính, đẩy cảm xúc của diễn viên chính lên để có được sản phẩm tốt nhất.Thậm chí có những trường hợp các ứng viên tuyển diễn viên phụ sẽ phải trực tiếp đóng thay các đoạn diễn khó.
Ngoài vị trí tuyển diễn viên phụ rất nhiều đoàn phim hiện tại có rất nhiều những vị trí diễn xuất khác nhau như:
Diễn viên đóng thế: Đây là vị trí thường sẽ phải diễn thay diễn viên chính các cảnh hành động khó. Để trở thành diễn viên đóng thế, bạn cần phải có được ngoài hình tương đối giống diễn viên chính cũng như những khả năng võ thuật ở mức độ tốt để diễn được những cảnh hành động khó.
Diễn viên quần chúng: Là những diễn viên không chuyên, các diễn viên này thường chủ yếu sẽ tham gia vào bộ phim với vai diễn như cảnh dân làng, tập thể nhân dân…. Quan trọng hơn những vị trí diễn viên này không cần có bằng cấp.
Nghề chụp ảnh, hay còn gọi là tuyển photographer hiện rất phổ biến trên thị trường lao động hiện nay. Và giống như những quay phim, các ứng viên tuyển dụng photographer sẽ cần phải định hướng cách đặt các góc máy sao cho phù hợp để có thể cho ra được những bức ảnh tốt nhất của mình. Bên cạnh đó, các ứng viên tuyển dụng photographer cũng cần phải kiểm tra các thiết bị máy chụp hình, ảnh sáng xem có thật sự phù hợp với bối cảnh hay không.
Nhu cầu có cho mình một bộ ảnh kỉ niệm của nhiều người là rất lớn, do đó các ứng viên tham gia tuyển dụng thợ chụp ảnh không hề thiếu việc để làm. Và mức thu nhập trung bình của một photographer hiện nay cũng khá tốt, với các ứng viên làm freelance thì trung bình sẽ nhận khoảng 3 triệu, còn đối với các ứng viên làm việc cố định thì có thể cao hơn và ổn định hơn nhiều.
Các đạo diễn sẽ là những người chịu trách nhiệm trực tiếp cho quá trình hình thành một bộ phim. Một đạo diễn chuyên nghiệp phải là một người biết cách nghiên cứu kịch bản một cách kĩ lưỡng để có thể lên bối cảnh quay, góp ý diễn xuất với từng phân cảnh khác nhau. Bên cạnh đó, các đạo diễn cũng phải lên kế hoạch, sắp xếp; thiết kế sân khấu; âm thanh – ánh sáng cũng như tuyển chọn, phân vai diễn cho các diễn viên. Sau khi các công đoạn quay ngoài thực tế đã xong, các đạo diễn còn phải ngồi lại cùng biên tập để có thể lồng ghép thêm âm nhạc, chỉnh sửa các kĩ xảo điện ảnh để có thể tạo ra một sản phẩm cuối cùng thật tốt.
Các đạo diễn sẽ là những người chịu trách nhiệm trực tiếp cho quá trình hình thành một bộ phim
Để trở thành một đạo diễn giỏi, các ứng viên cần phải có được khả năng sáng tạo, kĩ năng truyền đạt thật tốt. Đặc biệt hơn nữa, các đạo diễn cần phải có khả năng lãnh đạo tốt, kĩ năng quản lí khi phải làm việc với rất nhiều bộ phận khác nhau. Do đó, các đạo diễn cần phải bình tĩnh trước áp lực cũng như có được nền tảng kinh nghiệm sâu về phim ảnh.
Các biên kịch chủ yếu sẽ chịu trách nhiệm viết kịch bản cho các bộ phim, vở kịch cũng như các sản phẩm truyền thông. Những kịch bản có thể bắt nguồn từ chính ý tưởng của nhà biên kịch hoặc được chuyển thể từ một tác phẩm văn học nào đó.
Để có được kịch bản tốt, nhà biên kịch cần phải có những ý tưởng mới lạ. Do đó, các biên kịch cần phải nghiên cứu kĩ càng cũng như thu thập thêm tư liệu để có thể viết ra được kịch bản. Sau đó, các biên kịch cần phải lên khung kịch bản, công đoạn này gồm các bước như: viết thoại, mô tả nhân vật, cử chỉ… để có thể giúp các quay phim; đạo diễn hình dung được rõ ràng hơn về kịch bản.
Có thể nói, biên kịch cũng giống như một nhà văn. Các biên kịch cần phải có sự sáng tạo của một nhà văn nhưng cũng cần phải có một kiến thức vững chắc về phim ảnh của đạo diễn. Họ cần phải chuẩn bị tâm lí bởi áp lực công việc khi sẽ có những lúc phải cần làm những kịch bản khó trong một thời gian ngắn. Do đó, các biên kịch phải tự mình sắp xếp, lên kế hoạch để có được sản phẩm cuối cùng có chất lượng tốt nhất.
Nhân viên dựng phim thường là những người đưa ra ý kiến về việc biên tập, chèn các hiệu ứng, cắt ghép các phân cảnh đã quay để có thể lột tả được tâm trạng, cao trào của phim. Nhân viên dựng có quyền được cắt bớt các đoạn thừa trong phim để đảm bảo yêu cầu của bộ phim. Đồng thời người dựng phim cần phải kết hợp với các chuyên gia khác như: kĩ xảo, âm nhạc để làm bộ phim được thêm sinh động và thu hút khán giả.
Nhân viên dựng có quyền được cắt bớt các đoạn thừa trong phim để đảm bảo yêu cầu của bộ phim
Giống như đạo diễn, các ứng viên tuyển dụng video editor cũng sẽ phải đối mặt với tình trạng rất căng thẳng trong công việc. Các ứng viên tuyển video editor thường phải làm việc ngoài giờ để kịp tiến độ. Những người làm vị trí này cần phải rất kiên nhẫn, tỉ mỉ cũng như phải có kĩ năng làm việc nhóm với các bộ phận khác để có sản phẩm chất lượng.
Để có thể trở thành ứng viên tuyển ca sĩ phòng trà, bạn cần phải tự chuẩn bị cho mình thông qua những bước như:
Tự tin vào bản thân: Hãy tự tin vào chính khả năng của mình. Nếu như bạn lựa chọn tuyển ca sĩ phòng trà làm sự nghiệp, hãy tự tin và chứng minh khả năng của bản thân cho mọi người được biết.
Rèn luyện khả năng hát: Bạn có thể dễ dàng tìm thấy được những khóa hướng dẫn luyện thanh trực tuyến với giá rất rẻ. Và bạn có thể tự mình luyện tập để nâng cao chất giọng của riêng mình với các khóa học này.
Hát càng nhiều càng tốt: Đừng chời đến khi đứng trên sân khấu, hãy tự thử sức ở rất nhiều nơi, thậm chí là hát ở trong những không gian riêng tư như phòng tắm, karaoke…. Chỉ có hát thật nhiều thì mới có thể giúp bạn rèn luyện bản lĩnh, tự tin hơn trước đám đông.
Trước tiên, người muốn bước chân vào nghề đạo diễn phải có trí tưởng tượng vô cùng phong phú. Trí tưởng tượng phong phú thường được dùng để hình dung những câu văn mô tả mà nhà biên kịch viết trong kịch bản của mình thành những thước phim chuyên nghiệp. Trong đó cần phải thể hiện được những câu nói, hành động, cử chỉ mà khán giả có thể hiểu được thông điệp đó.
Để trở thành đạo diễn chuyên nghiệp cần kĩ năng gì?
Khả năng hiện thực hóa trí tưởng tượng
Để trở thành một đạo diễn giỏi, người có trí tưởng tượng phong phú cũng phải là người có khả năng hiện thực hóa trí tưởng tượng bằng các sự kiện, hành động cụ thể ở trên khuôn hình.
Ví dụ: Trong một phân cảnh diễn tả nỗi nhớ da diết, một nhà văn có thể dùng hàng chục trang viết để mô tả. Nhưng đối với một đạo diễn, phải có một hình ảnh để thể hiện, chứ hiếm khi có thể dùng lời mà biểu hiện được.
Có vốn kiến thức tổng hợp
Khi làm việc với các bộ phim, mỗi bộ phim lại có những vấn đề, lĩnh vực tri thức riêng mà đôi khi các đạo diễn không thể biết được. Do đó, người đạo diễn phải là người có kiến thức tổng hợp. Một đạo diễn không cần phải hiểu quá sâu nhưng cũng cần phải biết được những điều cơ bản nhất của vấn đề . Vốn kiến thức của đạo diễn phải phủ rộng vấn đề mà họ muốn nói tới trong phim: từ khoa học công nghệ, môi trường, võ thuật đến luật pháp, …
Mỗi chi tiết nhỏ trong phim đều đòi hỏi người đạo diễn phải hiểu biết tường tận, để chi tiết đưa vào được “đắt” . Chẳng hạn, để làm một bộ phim về đề tài chợ tình Khâu Vai, đạo diễn phải thông hiểu không chỉ những vấn đề tâm lý, quan niệm mà phải biết rõ cả về luật hôn nhân gia đình áp dụng cho các gia đình dân tộc thiểu số tại Việt Nam…
Nhạy cảm tâm lý
Đạo diễn phải là người có khả năng hiểu biết về tâm lý.Nếu muốn trở thành một đạo diễn giỏi, trước hết bạn hãy cố gắng làm một nhà.tâm lý giỏi. Các đạo diễn giỏi cần phải tập quan sát phản ứng và diễn biến tâm lý của những người xung quanh trước một sự kiện nhất định. Điều này rất quan trọng trong việc xử lý tâm lý nhân vật trong quá trình đạo diễn một bộ phim.
Có những lúc, diễn viên không thể nhập thân vào cuộc đời của nhân vật. Đạo diễn chính là người phân tích cho họ hiểu tâm thế của nhân vật trong thời điểm đó như thế nào, anh/cô ta là ai, anh/cô ta đang cảm thấy thế nào để giúp diễn viên có thể tìm được mạch cảm xúc của bộ phim.
Tương tự như các công việc viết lách khác, để theo đuổi công việc biên kịch bạn phải thích viết, nhất là các câu thoại trong văn nói. Công việc viết kịch bản phim không giống với viết tiểu thuyết khi bạn được thoải mái sáng tạo. Việc viết kịch bản đòi hỏi bạn phải tuân theo một số quy tắc nhất định vì thời lượng phim điện ảnh chỉ gói gọn từ 90 đến 120 phút hoặc phim truyền hình là 45 phút một tập. Bên cạnh đó, kịch bản cũng có định dạng riêng để người trong nghề có thể hiểu được tường tận mọi chi tiết dù là nhỏ nhất trong kịch bản phim.
Nghề biên kịch phim cần kĩ năng gì?
Siêng đọc kịch bản
Để có thể viết tốt, bạn cần phải yêu thích những gì mình viết ra. Kịch bản không có định dạng như tiểu thuyết nên có thể bạn sẽ khó có thể thích việc đọc kịch bản ngay từ ban đầu. Do đó, để có thể yêu thích được công việc viết kịch bản, bạn nên chủ động chọn đọc kịch bản của những bộ phim nổi tiếng để vừa làm quen với việc đọc kịch bản cũng như học hỏi kinh nghiệm viết kịch bản từ những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực biên kịch hiện nay.
Thường xuyên xem phim
Nếu muốn làm tốt công việc biên kịch thì bạn cần dành thời gian để xem không chỉ phim hay mà cả những phim chưa hay. Nếu càng xem nhiều phim, các biên kịch sẽ càng có góc nhìn tổng quan hơn cũng như các xu hướng làm phim mới nhất trên thế giới. Xem phim cho mục đích giải trí sẽ khác so với xem để phân tích. Chính vì thế tốt nhất bạn nên xem phim như khán giả bình thường vào lần đầu và xem phim để học nghề vào các lần tiếp theo. Việc xem phim nghe tưởng chừng đơn giản nhưng không phải người nào cũng có thể dành thời gian để thực hiện nó. Nhưng nếu như bạn đã quyết trở thành biên kịch chuyên nghiệp thì đây là điều mà bạn bắt buộc phải làm nếu muốn thành công với nghề trong giai đoạn hiện nay.
► Tìm hiểu những tin tìm việc nhanh nhất hiện nay để có những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.