Tìm việc làm Kho vận / Vật tư / Thu mua
2 tin tuyển dụng phù hợp[Tuyển Gấp] Kế Toán Trưởng - Thu Nhập Hấp Dẫn
Nhân Viên Thu Mua
Tìm việc theo ngành
- Kinh doanh(47)
- Tư vấn/ Chăm sóc khách hàng(34)
- Bán hàng(32)
- Quảng cáo / Marketing / PR(23)
- Hành chính / Thư ký / Trợ lý(15)
- Điện / Điện tử / Điện lạnh(14)
- Tài chính / Kế toán / Kiểm toán(13)
- Sinh viên / Mới tốt nghiệp / Thực tập(13)
- Quản lý điều hành(13)
- Thiết kế / Mỹ thuật(10)
- Cơ khí/ Chế tạo/ Tự động hóa(8)
- Sản xuất / Vận hành sản xuất(7)
- Báo chí / Biên tập viên(6)
- Xây dựng(6)
- Phát triển thị trường(5)
- Lao động phổ thông(5)
- Bất động sản(5)
- Công nghệ thông tin(5)
- Kiến trúc / Nội thất(5)
- Nhà máy/Khu công nghiệp(5)
- Dệt may(4)
- Kho vận / Vật tư / Thu mua(3)
- Xuất - Nhập khẩu / Ngoại thương(3)
- Y tế(3)
- Ngân hàng / Chứng khoán / Đầu tư(2)
- Ngoại ngữ(2)
- Giáo dục / Đào tạo / Thư viện(2)
- Mỹ phẩm / Thời trang / Trang sức(2)
- Nhân sự(2)
- Biên dịch / Phiên dịch(2)
- Thẩm định / Giám định / Quản lý chất lượng(2)
- Dược / Hóa chất / Sinh hóa(1)
- Thực phẩm / Dịch vụ ăn uống(1)
- Quan hệ đối ngoại(1)
- Phục vụ / Tạp vụ / Giúp việc(1)
- Tài xế / Lái xe / Giao nhận(1)
- Làm đẹp / Thể lực / Spa(1)
- Bưu chính viễn thông(1)
- Tư vấn bảo hiểm(1)
- Du lịch / Nhà hàng / Khách sạn(1)
- Ngành nghề khác(1)
- Luật / Pháp lý(0)
- Giày da / Thuộc da(0)
- Trang thiết bị công nghiệp(0)
- Giải trí / Vui chơi(0)
- Thể dục / Thể thao(0)
- PG / PB / Lễ tân(0)
- Nông / Lâm / Ngư nghiệp(0)
- Giao thông / Vận tải / Thủy lợi / Cầu đường(0)
- Môi trường / Xử lý chất thải(0)
- Làm việc từ xa/ Online/ Thời vụ/ Bán thời gian(0)
- Trang thiết bị gia dụng(0)
- Bảo vệ / Vệ sĩ / An ninh(0)
- Dầu khí / Địa chất(0)
- Nghệ thuật / Điện ảnh(0)
- Trang thiết bị văn phòng(0)
Lĩnh vực kho vận/ vật tư/ thu mua luôn là một trong số những ngành nghề được nhiều người quan tâm. Vậy, làm kho vận, vật tư, thu mua là làm những gì? Yêu cầu của nhà tuyển dụng cho các ngành nghề này như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
1. Cơ hội việc làm kho vận
Kho vận là một loại hình của chuỗi logistics trong các doanh nghiệp hiện nay. Các loại hình kho vận thường dùng làm mục đích thực hiện dự trữ, bảo quản cũng như sãn sạng cung cấp hàng hóa từ địa điểm này tới địa điểm khác hoặc từ quốc gia này tới quốc gia khác theo như yêu cầu của khách hàng.
Hiện nay, lĩnh vực kho vận ngày càng đóng vai trò không thể thiếu đối với cuộc sống. Đặc biệt khi các sàn thương mại điện tử ngày càng bùng nổ. Rất nhiều những công việc khác nhau trong lĩnh vực kho vận đã mở ra. Kéo theo đó là nhiều cơ hội việc làm dành cho các ứng viên.
Cơ hội việc làm kho vận hiện nay rất rộng mở do sự bùng nổ của các sàn thương mại điện tử
Bản chất của việc làm kho vận thường là một công việc khá năng động. Các ứng viên không phải ngồi một chỗ trong văn phòng thường xuyên mà sẽ phải gặp gỡ, liên hệ với các đối tác khác nhau để có thể chào mời việc sử dụng các dịch vụ kho bãi của công ty mình. Bên cạnh đó, các vị trí việc làm kho hiện cũng có mức thu nhập khá hấp dẫn, dao động từ 7 triệu/ tháng trở lên. Do đó, các vị trí kho vận hiện cũng rất được nhiều bạn trẻ để ý tới.
Mặc dù là một vị trí việc làm rất hấp dẫn. Những để ứng tuyển thành nhân viên kho vận chuyên nghiệp, bạn cũng cần đạt được những tiêu chuẩn rất cao tới từ nhà tuyển dụng. Trong đó phải kể tới đó là khả năng giao tiếp tốt bằng ngoại ngữ hoặc tối thiểu là có kiến thức về lĩnh vực kho vận hoặc logistics.
2. Top việc làm kho vận hấp dẫn
Kho thường là nơi dùng để bảo quản, lưu trữ hàng hóa nhằm mục đích chờ để vận chuyển hàng tới nơi đã lên kế hoạch sẵn. Như vậy, các hoạt động kho vận cũng như công việc làm của lĩnh vực này đang đóng vai trò không thể thiếu với các doanh nghiệp hiện nay.
Vậy những vị trí cơ hội việc làm trong lĩnh vực kho vận nào hiện đang rất hấp dẫn với các ứng viên hiện nay?
2.1 Nhân viên kho
Nhiều người nghĩ rằng công việc của một nhân viên kho hiện rất đơn giản. Tuy nhiên trên thực tế đây lại là một vị trí phải đảm nhận rất nhiều công việc khác nhau và thậm chí có liên quan trực tiếp tới doanh thu của doanh nghiệp. Có thể kể ra một vài nhiệm vụ mà các nhân viên kho vận cần phải làm như:
Lập hồ sơ quản lí kho
Nếu muốn công việc quản lí kho hàng được hiệu quả, các ứng viên tuyển nhân viên kho đều cần phải lập hồ sơ quản lí kho hàng. Trong hồ sơ quản lí kho, nhân viên kho phải thể hiện rõ lối đi lại của kho hàng, các vị trí sắp xếp hàng hóa trong kho. Sau đó, mỗi hàng hóa khi mới được nhập vào kho hàng thì bạn sẽ cần phải gắn thẻ cho mỗi mặt hàng. Thẻ hàng hóa này sẽ bao gồm các thông tin như: mã hàng, màu sắc, kích cỡ của hàng hóa, hạn sử dụng của hàng hóa.
Nhân viên kho vận sẽ đảm nhiệm các công việc khác nhau
Những tấm thẻ được gắn vào hàng hóa này chủ yếu để giúp nhân viên kho dễ dàng quản lí và tìm kiếm hàng hóa trong mọi trường hợp một cách nhanh chóng, hiệu quả.
► Xem thêm: Cơ hội việc làm hấp dẫn dành cho người tìm việc tại Đà Nẵng
Làm thủ tục xuất hàng, nhập hàng
Đối với lĩnh vực việc làm kho, các hoạt động xuất hàng; nhập hàng diễn ra rất thường xuyên. Do đó, một nhân viên kho cần phải rất cẩn trọng trong việc kiểm tra những chứng từ, các giấy tờ liên quan trước khi quyết định làm thủ tục xuất hàng đi hoặc nhập hàng mới vào trong kho chứa hàng.
Sau khi các thủ tục về xuất hàng, nhập hàng đã được hoàn thành, bạn cần phải kiểm đếm số lượng và nhập nó vào trong hệ thống quản lí kho hàng để dễ dàng hơn trong việc theo dõi biến động của kho.
Quản lý, giám sát hàng tồn kho tối thiểu
Đối với mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là với các doanh nghiệp bán lẻ thì hàng tồn kho tối thiểu sẽ giúp cho doanh nghiệp có được một lượng hàng dự trữ trong những trường hợp phát sinh. Và việc xác định lương hàng tồn kho tối thiểu là một trong số những công việc mà các ứng viên tuyển dụng nhân viên kho thường phải làm. Xác định hàng tồn kho tối thiểu có thể giúp khách hàng đáp ứng được những yêu cầu tức thời. Tuy nhiên các nhân viên kho cũng cần phải tự đặt ra một giới hạn phù hợp để không phát sinh quá nhiều chi phí lưu kho.
Sắp xếp, kiểm kê hàng hóa
Công việc sắp xếp, kiểm kê hàng hóa là công việc hàng ngày mà một nhân viên kho cần phải làm. Bạn cần phải kiểm đếm lại số lượng hàng hóa đã nhập vào hoặc đã xuất đi trong ngày. Nếu như phát hiện thấy có tình trạng thiếu hụt số lượng thì cần phải báo lại với cấp trên để có biện pháp xử lí kịp thời.
Bên cạnh đó, những sản phẩm trong kho đã có dấu hiệu hỏng hóc, hoặc gần hết hạn sử dụng thì các ứng viên tuyển dụng nhân viên kho cũng cần phải lập danh sách gửi lại cho các phòng ban có chức năng để đưa ra những chương trình giảm giá, khuyến mãi với mục đích giải quyết nốt đống hàng tồn kho còn lại.
► Đọc thêm: Nhiều vị trí công việc phù hợp cho ứng viên đang có nhu cầu cần tìm việc bán hàng
Ngoài việc quan tâm một ứng viên tuyển dụng nhân viên kho thường phải làm những gì thì yêu cầu về kỹ năng nghề nghiệp của một nhân viên kho cũng rất quan trọng. Để trở thành nhân viên kho vận, bạn cần có những kỹ năng nghề nghiệp sau:
- Kỹ năng kiểm tra, lập phiếu nhập kho, xuất kho…: Đây là yêu cầu tối quan trọng mà nhân viên kho cần phải nắm được trong quá trình làm việc. Và để không gây ra sai sót trong quy trình nhập hàng vào kho hoặc xuất hàng đi những nơi khác. Bạn cần phải dành thời gian tìm hiểu về quy trình, các giấy tờ thường gặp trong xuất, nhập kho của pháp luật.
- Kỹ năm quản lý hàng hóa trong kho: Bạn cần phải có kiến thức cơ bản về các loại hàng hóa với kích thước, mẫu mã, giá thành khác nhau để có sự phân chia phù hợp. Ngoài ra, những quy định về vệ sinh, an toàn trong kho hàng cũng phải luôn được đề cao để phòng những trường hợp bất ngờ xảy ra.
2.2 Thủ kho
Vị trí thủ kho là người đảm nhận công việc quản lý điều hành hàng hóa từ lúc vận chuyển hàng vào cho tới khi hàng hóa được xuất ra khỏi kho. Do đó, công việc này rất cần ứng viên tuyển nhân viên thủ kho phải có sự cẩn thận rất lớn. Vì vậy, mức thu nhập của một người tìm việc thủ kho với vị trí này cũng không hề ít.
Vị trí việc làm thủ kho được xem là công việc khá phức tạp
Với những ứng viên đang mong muốn tham gia tuyển dụng thủ kho thì đây là một công việc khá phức tạp với nhiều nhiệm vụ khác nhau. Trong đó có một vài nhiệm vụ như:
- Tiếp nhận thông tin hàng hóa tới kho và quyết định xuất hàng khỏi kho từ các bộ phận chuyên môn khác nhau.
- Kiểm tra các chứng từ xuất nhập hàng hóa theo quy định, tránh các nhầm lẫn khó khăn.
- Sắp xếp vị trí, mặt bằng gọn gàng để tiếp nhận hành hóa nhanh chóng.
- Theo dõi số lượng hàng tồn kho trong ngày, cung cấp thông tin chính xác để các bộ phận chuyên môn có phương án xử lý phù hợp.
- Lập hồ sơ kiểm kê hàng hóa, phát hiện những bất thường về hàng hóa để lập danh sách gửi bộ phận có liên quan cùng giải quyết.
- Tuân thủ quy định phòng cháy chữa cháy của kho hàng. Hạn chế tối đa nguy cơ hỏa hoạn trong kho hàng hóa.
► Tham khảo ngay: Danh sách các doanh nghiệp đang có nhu cầu đăng tuyển dụng việc làm Cần Thơ
Công việc thủ kho thường sẽ phải làm rất nhiều công việc cùng lúc. Chính vì thế, các ứng viên tuyển dụng kho cho vị trí này cũng phải có những tiêu chuẩn khác nhau để trở thành một nhân viên thủ kho giỏi như:
- Kỹ năng tiếp thu tốt, đặc biệt là việc sử dụng các phần mềm hỗ trợ quản lý kho bãi.
- Kỹ năng kiểm tra, lập chứng từ xuất; nhập kho
- Kỹ năng quản lý không gian một cách khoa học
- Kỹ năng xử lý tình huống, đưa ra quyết định
- Kỹ năng giao tiếp.
- Kỹ năng làm việc nhóm.
- Tính cách trung thực, cẩn thận trong mọi nhiệm vụ của công việc.
- Phẩm chất tổ chức, tính cách của một người làm lãnh đạo.
2.3 Kế toán kho
Kế toán kho, là một vị trí phải chịu trách nhiệm chính trong việc tổng hợp, lập các chứng từ và theo dõi tình hình hàng hóa trong kho. Và từ những chứng từ đã lập, các nhân viên kế toán kho sẽ phải làm những bản báo cáo khác nhau để trình lên ban lãnh đạo doanh nghiệp. Từ đó tham mưu cho lãnh đạo những giải pháp khác nhau để tránh khỏi những thất thoát không đáng có.
Kế toán kho đảm nhiệm vai trò theo dõi các giấy tờ và chứng từ
Công việc một ngày của ứng viên tuyển kế toán kho thường phải làm gồm những nhiệm vụ như:
- Kiểm tra tính hợp pháp của hóa đơn, chứng từ trước khi tiếng hành xuất, nhập kho
- Nhập các chứng từ, thông tin về hàng hóa vào phần mềm kế toán của doanh nghiệp
- Kiểm soát tình hình hàng hóa trong kho , lên kế hoạch tiến hành xuất hàng – nhập hàng hóa để trình lên kế toán trưởng.
- Theo dõi công nợ nhập, công nợ xuất hàng hóa. Tiến hành làm biên bản xác minh công nợ theo quy định của công ty.
- Lập báo cáo hàng tồn kho cùng các báo cáo có liên quan theo quy định
- Trực tiếp tham gia kiểm tra số lượng hàng hóa tồn kho cùng với các bộ phận khác như: thủ kho, quản lý, nhân viên giao nhận….
- Nộp các chứng từ, báo cáo kế toán kho theo từng thời kì kinh doanh của doanh nghiệp.
► Gợi ý: Những tin tuyển dụng marketing online được cập nhật liên tục hàng ngày
2.4 Quản lý kho
Quản lý kho là một công việc có liên quan nhiều tới công tác điều hành, bảo quản, giám sát các số lượng cũng như chất lượng hàng hóa trong kho. Và với một ngày làm việc, các ứng viên tuyển dụng quản lý kho sẽ phải làm những công việc chính như:
- Sắp xếp hàng hóa trong kho thật khoa học.
- Kiểm tra, đảm bảo hàng hóa trong kho không bị hỏng hóc trước khi xuất hàng khỏi kho.
- Phối hợp với thủ kho, kế toán kho thực hiện thủ tục xuất nhập hàng hóa theo yêu cầu.
- Kiểm tra các chứng từ được đưa lên từ kế toán kho theo quy định của doanh nghiệp.
- Giám sát số lượng hàng hóa còn tồn lại trong kho.
- Đảm bảo lượng hàng tồn kho luôn ở mức tối thiểu để phục vụ hoạt động kinh doanh.
- Hỗ trợ các bộ phận thực hiện công việc kiểm kho thật hiệu quả.
Do quản lý kho là vị trí phải chịu rất nhiều áp lực công việc. Nên các ứng viên tuyển quản lý kho cũng cần phải tự trang bị cho bản thân những kỹ năng nghề nghiệp khác nhau. Trong đó có thể kể tới một số kỹ năng mà những người tham gia tuyển dụng nhân viên kho với vị trí quản lý cần phải có như:
- Kỹ năng kiểm tra, lập phiếu xuất; nhập kho: Đây là kỹ năng rất quan trọng mà tất cả người tìm việc làm kho vận cần phải có. Bạn cần thành thạo cách kiểm tra các chứng từ, giấy tờ yêu cầu xuất hàng hoặc nhập hàng có hợp lệ không thì mới bắt đầu đồng ý cho khách hàng lấy hàng hóa mà họ yêu cầu.
- Kỹ năng sắp xếp, quản lý hàng hóa: Đây là kỹ năng nghề nghiệp rất cần thiết bởi nó giúp bạn tăng cường tối đa hiệu quả trong công việc. Một ứng viên tuyển quản lý kho cần phải am hiểu rõ cách thức sắp xếp với mọi loại hàng hóa. Cùng với đó bạn cũng phải biết cách để giữ cho không gian trong kho được sạch sẽ, gọn gàng, không bụi bặm; ẩm thấp.
- Kỹ năng quản lý nhân sự: Đối với việc vận hành một kho chứa, bạn cần phải phối hợp với các vị trí khác nhau như: thủ kho, kế toán kho… Vì vậy, các quản lý kho cần phải biết các đề ra những nội quy, quy trình để giúp việc vận hành kho hàng được hiệu quả hơn.
- Kỹ năng giao tiếp: Bên cạnh kiến thức chuyên môn, một quản lý giỏi là người cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt. Nếu muốn tham gia tuyển quản lý kho thì bạn cần phải là người biết lắng nghe, chủ động đối thoại với đồng nghiệp dưới quyền để có thể đưa ra phương pháp giải quyết ổn thỏa, làm hài lòng đôi bên.
► Đừng bỏ lỡ: Xu hướng việc làm Bình Dương mới nhất với nhiều đãi ngộ tốt từ các doanh nghiệp uy tín
3. Cơ hội việc làm vật tư hiện nay
Rất nhiều đơn vị doanh nghiệp, ngành nghề sản xuất hiện cần có những máy móc, vật tư đặc thù để phục vụ cho lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì thế, lĩnh vực vật tư luôn đóng vai trò thiết yếu ở một vài lĩnh vực khác nhau như: y tế, xây dựng, công nghiệ, điện tử - điện lạnh… Những tổ chức, doanh nghiệp trong các ngành nghề trên đều cần phải tìm kiếm, mua sắm những linh kiện, máy móc khác nhau về để phục vụ quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Đây chính là mảnh đất vàng để các ứng viên tuyển dụng nhân viên vật tư có thể tìm kiếm việc làm cho mình.
Nếu bạn là người năng động thì có thể ứng tuyển vị trí việc làm vật tư
Hiện nay, cơ hội việc làm trong lĩnh vực vật tư đã và đang được rất nhiều ứng viên tìm kiếm. Bản chất của công việc trong ngành vật tư hiện nay khá năng động, bạn không phải ngồi yên trong văn phòng một thời gian dài mà sẽ phải tự mình đi giao dịch, đàm phán với rất nhiều đối tác khác nhau.
Ngoài ra, một lí do khiến ngành vật tư được nhiều ứng viên muốn thử sức có thể tới từ mức thu nhập khá hấp dẫn mà người lao động có thể nhận được. Thông thường, các nhân viên vật tư có thể nhận được mức thu nhập dao động từ 7 triệu/ tháng trở lên tùy vào từng vị trí. Đây được coi là một khoản thu nhập khá tốt, nhất là với những ứng viên là sinh viên mới ra trường.
Mặc dù tính chất công việc ngành vật tư khá năng động nhưng yêu cầu đến từ phía các nhà tuyển dụng hiện cũng rất cao. Một ứng viên muốn làm nhân viên vật tư cần phải có thêm rất nhiều kỹ năng nghề nghiệp khác nhau bên cạnh những kiến thức chuyên môn. Trong đó có thể kể tới kỹ năng giao tiếp, nhất là giao tiếp bằng ngoại ngữ khi nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực này thường đàm phám mua vật tư của những thương hiệu từ nước ngoài. Nên giao tiếp bằng ngoại ngữ, tối thiểu là tiếng Anh sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá rất cao.
► Đọc ngay: Tuyển dụng nhân viên văn phòng làm việc tại nhiều tỉnh thành lớn trên cả nước
4. Top việc làm vật tư hấp dẫn
Từ những lí do trên, ngành vật tư và các cơ hội việc làm trong lĩnh vực này đóng vai trò hết sức to lớn với hoạt động sản xuất. Dưới đây là một vài vị trí việc làm ngành vật tư thu hút rất nhiều ứng viên tham gia tuyển dụng hiện nay:
4.1 Nhân viên thu mua vật tư
Nghề thu mua, hoặc cụ thể là vị trí nhân viên thu mua vật tư hiện đang được rất nhiều doanh nghiệp tuyển dụng và đưa ra một mức thu nhập khá hấp dẫn.
Đối với vị trí nhân viên thu mua vật tư, bạn thường phải chịu trách nhiệm mua sắm các vật tư, thiết bị khác nhau của doanh nghiệp. Các loại vật tư mà bạn thường phải chịu trách nhiệm có thể kể tới như: vật liệu xây dựng, thiết bị y tế, máy móc phục vụ các hoạt động sản xuất. Các nhân viên vật tư sẽ phải tìm kiếm nguồn hàng hóa từ các khu vực khác nhau hoặc thậm chí từ nước ngoài để mua lại cho doanh nghiệp với mức giá hợp lý nhất có thể.
Các doanh nghiệp khá coi trọng vai trò của nhân viên thu mua
Trong một ngày, các công việc của nhân viên thu mua vật tư sẽ bao gồm những đầu việc như:
- Lập kế hoạch, lên danh sách các loại vật tư cần mua.
- Đánh giá các kế hoạch vừa lên, đề xuất yêu cầu mua hàng.
- Cung cấp các thông tin cần thiết với đối tác cung cấp.
- Theo dõi tình trạng đơn hàng, xử lý các sự cố về thiếu hàng hóa hoặc hàng tồn quá nhiều.
- Theo dõi, phát hiện các đơn hàng sai lệch thông tin để kịp thời báo với các bộ phận liên quan.
- Tìm kiếm, đàm phán với nhà phân phối để có giá thu mua tốt nhất cho doanh nghiệp.
► Tìm hiểu thêm: Hàng nghìn việc làm hấp dẫn đang chờ các ứng viên tìm việc làm ở Hải Phòng
Để trở thành một nhân viên vật tư giỏi, ngoài kỹ năng chuyên môn của một người làm thu mua. Các ứng viên còn cần phải có những kỹ năng nghề nghiệp khác nhau như:
- Khả năng giao tiếp, đàm phán ở mức độ tốt.
- Khả năng quản lý tài chính.
- Kiến thức về thị trường vật tư mà doanh nghiệp quan tâm
- Sự nhạy bén trong việc xử lý tình huống bất ngờ của công việc.
- Khả năng tạo dựng, gìn giữ các mối quan hệ có sẵn.
4.2 Nhân viên kinh doanh thiết bị y tế
Thiết bị y tế là một lĩnh vực rất cần thiết để phục vụ cho sự phát triển của ngành y Việt Nam. Hầu hết các thiết bị y tế tại Việt Nam hiện đều được nhập khẩu từ các thị trường nước ngoài như: Mỹ, Nhật, Đức…. Chính vì nhu cầu rất lớn hiện nay của các bệnh viện, rất nhiều doanh nghiệp thiết bị y tế đang có nhu cầu tuyển dụng nhân viên kinh doanh thiết bị y tế để gia tăng doanh số cho riêng mình.
Nhân viên kinh doanh thiết bị y tế sẽ đảm nhận trách nhiệm về doanh số
Về cơ bản, công việc của một nhân viên kinh doanh thiết bị y tế hiện nay cũng không quá khác biệt so vơi những vị trí nhân viên kinh doanh khác. Và thu nhập của ứng viên ở vị trí này hiện cũng khá hấp dẫn. Thông thường sẽ dao động từ 5 đến 10 triệu/ tháng chưa kể doanh thu từ việc bán hàng. Nếu bạn bán được càng nhiều thiết bị và đạt được doanh thu cao trong tháng. Mức thu nhập cả nghìn đô là chuyện trong tầm tay của bạn.
Nhưng để làm được vị trí nhân viên kinh doanh thiết bị y tế hiện không hề đơn giản. Bạn cần phải có hiểu biết tốt về các thiết bị y tế mà mình đang chào hàng. Cùng với đó là kỹ năng giao tiếp, tư vấn với khách hàng thật trôi chảy để khách hàng đồng ý sử dụng sản phẩm của công ty bạn.
► Tham khảo: Tổng hợp tin tuyển nhân viên IT phù hợp cho sinh viên, người đi làm
4.3 Nhân viên kế toán vật tư
Kế toán vật tư là vị trí có trách nhiệm theo dõi toàn bộ quy trình từ xuất kho, nhập kho cho tới việc xử lỹ những vấn đề về hàng tồn kho của một doanh nghiệp. Và trong một ngày, các nhân viên kế toán vật tư thường phải chịu trách nhiệm cho những vấn đề như:
- Lập phiếu nhập; xuất kho. Vào sổ theo dõi nhập xuất kho của các mặt hàng đang có.
- Đối chiếu, kiểm kê sổ sách và số lượng tồn kho thực tế theo quy định.
- Lập chứng từ, hóa đơn mua hàng, kê khai thuế vào ra.
- Hạch toán doanh thu, giá vốn, công nợ.
- Theo dõi công nợ, lập biên bản xác minh công nợ định kỳ.
- Tính giá trị vật tư nhập xuất và chuyển cho bộ phận có liên quan.
- Kiếm kê số lượng hàng hóa định kỳ hoặc đột xuất. Lập biên bản kiểm kê nếu phát hiện có chênh lệch giữa số liệu trong sổ sách và số liệu thực tế.
- Nộp lại chứng từ, báo cáo cho bộ phận kế toán.
Đối với vị trí kế toán vật tư, bạn cần phải chú ý những điều sau để có thể trở thành nhân viên kế toán vật tư chuyên nghiệp:
- Cân đối, đo lường mức độ luân chuyển hàng hóa sao cho phù hợp để trình bày với cơ quan thuế.
- Đặt ra quy định về quản lý hàng tồn, các quy trình kiểm soát việc xuất, nhập kho và việc xuất hóa đơn, nhận hóa đơn khi xuất nhập hàng.
- Không dựa quá nhiều vào các phần mềm kế toán mà tính ngay khi mã hàng vừa giao dịch nhập kho.
- Nếu vật tư bị thừa và không dùng tới. Bạn có thể bán vật tư lại cho bên thứ ba với hóa đơn thanh lý trong khi giá thực tế bạn bán chỉ là giá vốn. Điều này không trái với các quy định pháp luật về thuế.
► Cập nhật nhanh: Tìm kiếm việc làm tại Bắc Ninh nhanh chóng, dễ dàng hơn bao giờ hết
5. Cơ hội việc làm thu mua hiện nay
Việc làm thu mua đang là vị trí công việc đặc biệt quan trọng trong một doanh nghiệp. Đây là những người đứng phía sau các hoạt động xuất nhập khẩu của một doanh nghiệp. Nhất là trong các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực logistics, thương mại điện tử. Những nhân viên mua hàng hiện rất được các doanh nghiệp trong các lĩnh vực trên săn đón và hoàn toàn có thể trở thành những nhân sự quan trọng trong một doanh nghiệp với những khoản thu nhập lên tới hàng chục triệu đồng/ tháng hiện nay.
Vị trí nhân viên thu mua đang được các doanh nghiệp khá xem trọng
Bên cạnh đó, với sự bùng nổ của thương mại điện tử thì vai trò của các ứng viên tuyển dụng nhân viên mua hàng ngày càng quan trọng. Do đó, với các kiến thức khác nhau về mảng logistics đã tích lũy được, những nhân viên mua hàng sẽ không phải quá lo lắng về tình trạng công việc của riêng mình.
► Cập nhật thêm: Tuyển sale bất động sản có cơ hội thăng tiến minh bạch, rõ ràng, được chia hoa hồng cao
6. Top việc làm thu mua hấp dẫn
6.1 Nhân viên mua hàng
Nhân viên mua hàng hay còn gọi là Purchasing Officer là những người chịu tránh nhiệm duy trì số lượng cũng như đảm bảo chất lượng các nguyên vật liệu, phụ tùng phục vụ cho việc sản xuất của doanh nghiệp được mua lại từ các đơn vị phân phối uy tín theo các điều khoản khác nhau được 2 bên thỏa thuận.
Để ứng tuyển vị trí nhân viên mua hàng thì bạn cần đáp ứng một số yêu cầu nhất định
Trong đó, công việc chính của ứng viên tuyển nhân viên mua hàng bao gồm:
- Lên kế hoạch các hoạt động thu mua.
- Đánh giá kế hoạch đặt hàng, đề ra những yêu cầu mua hàng khác nhau.
- Theo dõi tình trạng đơn hàng, sẵn sàng cho các sự cố khác nhau.
- Cập nhật, duy trì các đơn đặt hàng theo đúng hợp đồng đã thỏa thuận.
- Quản lý đội ngũ nhân viên logistics, phối hợp cùng các bộ phận khác nhau trong việc xử lý các đơn hàng.
- Đàm phán với các đối tác để có được mức giá mua hàng hợp lý, tiết kiệm nhất cho doanh nghiệp.
► Xem thêm: Tìm việc làm tại Quảng Ninh mới nhất, thu hút nhiều ứng viên quan tâm
Và để tuyển nhân viên mua hàng, bạn cần đáp ứng những yêu cầu công việc như:
- Có tối thiểu 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực logistics, xuất nhập khẩu
- Kỹ năng giao tiếp tốt, đặc biệt là giao tiếp bằng ngoại ngữ.
- Có kiến thức về hàng hóa, giá cả thị trường.
- Có thể làm việc độc lập, chịu được áp lực cao từ công việc.
- Tư duy nhạy bén, cẩn thận với mọi việc.....
6.2 Nhân viên thu mua
Một nhân viên thu mua là những người phải đảm bảo tìm được giá trị tối đa để mua được vật liệu, phụ tùng cho doanh nghiệp thông qua các hoạt động thỏa thuận về thời gian, chi phí đối với nhà cung cấp. Do vậy, công việc của một ứng viên tìm việc thu mua gồm những nhiệm vụ:
- Làm việc với phòng kế hoạch, sản xuất để ưu tiên những sản phẩm cần thu mua
- Đưa ra yêu cầu các mặt hàng cần mua.
- Hỗ trợ nhà cung cấp với các văn bản cần thiết theo quy định pháp luật.
- Đánh giá, theo dõi đơn hàng để có những biện pháp xử lý khi gặp sự cố.
- Đảm bảo đơn hàng phải tuân thủ các thỏa thuận có sẵn trong hợp đồng….
Không chỉ yêu cầu về kĩ năng, chuyên viên mua hàng cần phải biết về các kiến thức công việc liên quan
Đối với một chuyên viên thu mua, công việc mặc dù không cần quá khắt khe về chuyên môn. Tuy nhiên, vị trí việc làm này cũng yêu cầu các ứng viên cần có cho mình những kỹ năng, kiến thức nghề nghiệp nhất định. Trong đó có thể kể tới như:
- Kỹ năng mua sắm truyền thống
- Kỹ năng quản lý tài chính
- Kỹ năng quản lý hợp đồng
- Kỹ năng đàm phán, xây dựng mối quan hệ với nhà cung cấp
- Kiến thức về các sản phẩm mua hàng mà doanh nghiệp cần
Trên thị trường lao động, vị trí tuyển nhân viên thu mua không cần kinh nghiệm cũng như các vị trí việc làm ngành vật tư/ kho vận/ thu mua hiện không hề thiếu sự hấp dẫn với các ứng viên. Chỉ cần bạn có trong tay những kiến thức chắc chắn về mảng logistics cùng với những kỹ năng công việc đặc thù. Đây chắc chắn là ngành nghề mà bạn nên theo đuổi.
► Đọc thêm: Cách download mẫu CV đẹp, hoàn chỉnh, chuẩn cho nhiều vị trí ngành nghề công việc
Các từ khóa phổ biến
- nhân viên vật tư
- nhân viên thu mua
- nhân viên kế hoạch vật tư
- trưởng phòng vật tư
- nhân viên kho
- nhân viên quản lý kho
- Việc làm giám sát kho
- trưởng phòng thu mua
- Nhân viên thu mua tại Hà Nội
- Nhân viên thu mua tại TPHCM
- Nhân viên kế hoạch vật tư tại Hà Nội
- Nhân viên kế hoạch vật tư tại TPHCM
- Trưởng phòng thu mua tại TPHCM
- Trưởng phòng thu mua tại Hà Nội
- Trưởng phòng vật tư tại Hà Nội
- Trưởng phòng vật tư tại TPHCM
- Nhân viên thu mua tại Đà Nẵng
- Nhân viên thu mua tại Cần Thơ
- Nhân viên kế hoạch vật tư tại Đà Nẵng
- Nhân viên kế hoạch vật tư tại Cần Thơ
- Trưởng phòng thu mua tại Đà Nẵng
- Trưởng phòng thu mua tại Cần Thơ
- Trưởng phòng vật tư tại TPHCM
- Trưởng phòng vật tư tại Đà Nẵng
- Trưởng phòng vật tư tại Cần Thơ
- Thủ kho
- Thủ kho tại hà đông
- Thủ kho tại tại Hải Phòng
- Nhân viên kho tại Biên Hòa
- Quản lý kho tại Đà Nẵng
- Kho vận tại Đà Nẵng
- Nhân viên cung ứng vật tư
- Nhân viên vật tư xây dựng
- Nhân viên mua hàng nội địa
- Nhân viên kiểm kê hàng hóa
- Thủ kho công trình
- Nhân viên kho shopee
- Nhân viên kho tại Hải Phòng