Không thể phủ nhận rằng nghề nhân sự đang trở thành một trong những ngành nghề hot trong thị trường tuyển dụng lao động hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể theo đuổi công việc này mà phải cân nhắc xem bản thân có phù hợp hay không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan về các thông tin cần thiết của nghề quản lý nhân sự.
Trong nền kinh tế thị trường có mức độ cạnh tranh nhau cao trên mọi phương diện. Đi cùng với đó là cạnh tranh về nguồn nhân lựa. Các công ty ngày càng chú trọng nâng chất lượng hơn là số lượng nhân sự. Họ sẵn sàng chi trả mức lương hấp dẫn để thu hút nhân tài.
Nghề nhân sự hiện nay đang được nhiều người quan tâm. Các công việc ngành này có liên quan đến các hoạt động như tuyển dụng, lập kế hoạch triển khai các chính sách nhằm duy trì nguồn nhân lực phù hợp cũng như bồi dưỡng nâng cao năng lực cá nhân để hoàn thành tốt công việc được giao.
Nghề nhân sự hiện đang hot trên thị trường
Ngành nhân sự được chia làm 2 lĩnh vực chính. Đó là quản trị nhân sự và quản trị nguồn nhân lực. Theo đó, quản trị nhân sự chịu trách nhiệm các công việc có liên quan đến việc thực hiện các chích sách về lao động và quản lý hành chính.
Quản trị nguồn nhân lực là lĩnh vực mang tính chiến lược hơn. Chẳng hạn, công việc của họ là phát hiện nhân tài và phát huy năng lực cũng như xây dựng các cơ chế đánh giá cho các nhân viên. Hiện nay, ngành quản trị nguồn nhân lực ngày càng được chú trọng. Bên cạnh đó, nghề nhân sự còn có nhiều lĩnh vực khác như: tìm kiếm và tuyển chọn các ứng viên, tư vấn chiến lược nhân sự, săn đầu người, tư vấn quảng cáo tuyển dụng,...
Từ trước tới nay, nhiều người vẫn nghĩ quản lý nhân sự chỉ là một kỹ năng dành cho các cấp quản lý. Trong giai đoạn nền kinh tế - xã hội phát triển như hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã nhìn nhận ra tầm quan trọng của việc chuyên môn hóa trong quản lý nhân sự để nâng cao hiệu suất lao động. Để tìm hiểu thực trạng cũng như cơ hội và thách thức của nghề nhân sự trong giai đoạn hiện nay, hãy tham khảo các thông tin dưới đây.
Nhân viên nhân sự đảm nhận các công việc về tuyển dụng, lên kế hoạch quản lý, tổ chức công việc cho đội ngũ nhân viên trong công ty. Tại Việt Nam, theo khảo sát trên Anphabe.com, bộ phận nhân sự tại hơn 50% doanh nghiệp hiện nay thường đảm nhận các công việc thuộc hành chính nhân sự như tuyển dụng, chấm công, bảo hiểm, tính lương cho nhân viên chứ chưa đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý cũng như kết hợp với các bộ phận khác trong công ty.
Nhiều công ty nhận thấy tầm quan trọng của bộ phận nhân sự
Nếu như đánh giá doanh nghiệp bộ phận quản lý nhân sự tốt thì cứ khoảng 100 nhân viên sẽ cần có nhân viên nhân sự. Tại Việt Nam nhu cầu nhân sự cần có gần 500 nghìn doanh nghiệp với 3,5 triệu lao đọng thì sẽ cần đến 35 000 nhân viên làm trong bộ phận nhân sự.
Mặc dù nhu cầu thực tế như vậy nhưng đội ngũ nhân viên nhân sự hiện nay vẫn chưa thể đảm ứng được về kiến thức cũng như kỹ năng chuyên môn. Do đó, các công ty vẫn còn có sự thiếu hụt lao động giỏi trong bộ phận quản lý nhân sự.
Tại các trường cao đẳng và đại học đào tạo các cử nhân ngành quản trị nhân lực và quản trị nguồn nhân lực nhằm đáp ứng đủ nhu cầu tuyển dụng cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, số lượng ứng viên có đầy đủ tiêu chí tuyển dụng còn ít. Trong khi đó, thị trường vẫn còn khát lao động ngành nhân sự có tay nghề và trình độ cao. Lý do là bởi nội dung và chất lượng đào tạo tại một số trường không bắt kịp với thực tế công việc và trình độ quốc tế.
Trong bối cảnh kinh tế như hiện nay, cũng có nhiều doanh nghiệp, ngành nghề lựa chọn cắt giảm nhân sự nhằm đảm bảo cho các hoạt động. Không những là kế toán, nhân viên kinh doanh hay IT mà ngay cả bộ phận nhân sự cũng bị cắt giảm.
Trên thực tế mặc dù nền kinh tế khủng hoảng nhưng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao
Tuy vậy, trên thực tế mặc dù nền kinh tế khủng hoảng nhưng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao, tuyển dụng nhân tài vẫn ngày càng được chú trọng. Theo cách nhìn khác, trong thời kỳ khủng khoảng này, các công ty, doanh nghiệp sẽ phải cơ cấu lại hệ thống nhân sự. Từ đó tạo ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho các ứng viên tiềm năng, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí cần thiết của nhàtuyển dụng nhân sự.
Về cơ hội, khi làm việc trong lĩnh vực nhân sự, bạn sẽ được tiếp xúc với nhiều người, nhiều môi trường làm việc khác nhau và định hướng nghề nghiệp cũng khác nhau. Là người giữ vai trò then chốt trong việc tuyển chọn và đào tạo nhân viên phát triển các kiến thức cũng như kỹ năng chuyên môn. Do vậy, bạn sẽ luôn đón nhận sự tình cảm của tất cả đồng nghiệp khi những chính sách, đề xuất của mình có tác động tích cực giúp cho đội ngũ nhân viên và công ty ngày càng phát triển.
Với nghề nhân sự, bạn luôn phải cân bằng giữa người lao động và người sử dụng lao động. Đây chính là công việc mà người làm trong nghề này phải đối mặt hàng ngày. Để đảm bảo tính công bằng, đòi hỏi phải có sự kiên trì và kéo léo trong mọi tình huống và giải quyết vấn đề.
Chắc chắn, những người làm nghề nhân sự sẽ phải thường xuyên nghe những phàn nàn về chế độ phúc lợi, lương thưởng dù đó là công ty lớn hay nhỏ. Bên cạnh đó, việc giải quyết vấn đề đình công, nhân viên nghỉ việc hoặc năng suất lao động kém khiến bộ phận nhân sự phải liên tục tổ chức công tác tuyển dụng, sàng lọc các ứng viên phù hợp cho công ty.
Hơn nữa, người sử dụng lao động bao giờ cũng mong muốn quá trình đào tạo chất lượng nhân sự rút ngắn thời gian và cắt giảm kinh phí. Tuy nhiên, việc đào tạo nhân sự cần phải rất nhiều thời gian cũng như chiến lược cụ thể chứ không phải trong một sớm một chiều đã có kết quả tốt. Cũng vì vậy mà nhiều người nói rằng nhân sự là nghề làm dâu trăm họ.
Tùy vào từng quy mô của công ty mà công việc quản lý nhân sự các bộ phận có thể chồng chéo lên nhau. Tại các công ty có quy mô lớn, giám đốc nhân sự được xác định rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ và giữ vai trò rất đặc biệt trong quản lý nhân sự.
Giám đốc nhân sự được xem là người dẫn đầu bộ phận nhân sự
Giám đốc nhân sự trước hết phải là người đã từng có kinh nghiệm quản lý, kỹ năng chuyên môn cao. Ngoài ra còn phải xây dựng và lên kế hoạch tuyển dụng cũng như đào tạo và nâng cao chất lượng trong công tác quản trị nguồn nhân lực.
Giám đốc nhân sự được xem là người dẫn đầu bộ phận nhân sự. Vị trí này sẽ hỗ trợ công tác phỏng vấn, tuyển dụng, đào tạo cũng như đánh giá nhân sự. Tại các công ty nhỏ, giám đốc nhân sự chính là cầu nối giữa nhân viên và cấp lãnh đạo.
Hành chính nhân sự chính là bước khởi đầu cho những ai theo đuổi ngành nhân sự nói chung. Mỗi công ty sẽ có các yêu cầu công việc khác nhau tùy vào tính chất cũng như quy mô. Không thể phủ nhận, đây là vị trí khá quan trọng trong bộ phận nhân sự. Nhân viên hành chính nhân sự sẽ đảm nhận.
Công việc nhân viên hành chính nhân sự
Việc làm hành chính nhân sự là một vị trí khá quan trọng trong bộ phận nhân sự. Công việc của nhân viên hành chính nhân sự bao gồm phụ trách công tác tuyển dụng, quản lý hồ sơ, lý lịch của toàn bộ nhân viên trong công ty, quản lý các văn phòng phẩm, công tác đào tạo nhân viên, ... Nói chung, nhân viên nhân sự đảm nhận rất nhiều công việc liên quan đến tất cả hệ thống cán bộ, nhân viên trong công ty bao gồm cụ thể như sau:
Chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ nhân viên và định biên nhân sự
Thực hiện tất cả các công việc, nhiệm vụ liên quan đến hành chính nhân sự như sắp xếp cuộc hẹn, lịch họp, quản lý văn phòng phẩm, trực điện thoại,...
Thực hiện công việc giao nhận hợp đồng, văn thư, hóa đơn, chuyển phát nhanh, giao nhận văn thư và chuyển ngay cho các bộ phận liên quan
Tiến hành quản lý các thủ tục, giấy tờ như hợp đồng lao động, bằng khen, thư từ, đơn xin nhận việc hoặc nghỉ việc,...
Quản lí các tài sản công hỗ trợ cho nhân viên như bất động sản, xe cộ, vouchers,...
Hỗ trợ lên kế hoạch tổ chức du lịch cũng như các chương trình, sự kiện trong công ty
Báo cáo kiểm kê và mua sắm các văn phòng phẩm cần thiết
Theo dõi nề nếp, nội quy và nhắc nhở các nhân viên thực hiện đúng
Phối hợp cùng với các bộ phận khác để đảm bảo các hoạt động trong công ty diễn ra thuận lợi
Khituyển hành chính nhân sự, mức lương trung bình rơi vào khoảng từ 7 - 10 triệu/tháng tùy vào từng năng lực cũng như tính chất công việc của mỗi nhân viên.
“Em ơi, công ty mớituyển nhân viên hành chính nhân sự mới, cuối tháng tổ chức đào tạo giúp anh!”, “Dạo này nhân viên làm việc không hiệu quả, em xem cơ cấu lại nhé,... và còn rất nhiều công việc khác mà một chuyên viên tuyển dụng và đào tạo nhân sự phải đảm nhận. Vị trí công việc này được xem là chủ chốt trong bộ phận nhân sự với chức năng đào tạo và phát triển. Đa số các công ty coi việc đào tạo và phát triển là một phần không thể thiếu trong các hoạt động nhằm phát triển nguồn nhân lực.
Chuyên viên tuyển dụng giúp sàng lọc và tuyển dụng ứng viên tiềm năng cho công ty
Công việc của chuyên viên tuyển dụng được ví như một cục nam chân hút tất cả nhân tài về cho công ty. Bởi vậy, họ luôn phải chịu khá nhiều áp lực khi phải cân nhắc lựa chọn đúng người phù hợp với vị trí tuyển dụng. Tuy nhiên, đây cũng là công việc rất thú vị khi được tiếp xúc với nhiều người với nhiều cá tính khác nhau.
Cụ thể, công việc của các chuyên viên tuyển dụng bao gồm:
Xem xét và sàng lọc các CV cũng như lưu trữ hồ sơ lý lịch của các ứng viên tham gia tuyển dụng
Sắp xếp các cuộc phỏng vấn cho ứng viên
Thực hiện phỏng vấn sơ tuyển trực tiếp hoặc qua điện thoại
Quản lý và sắp xếp các cuộc phỏng vấn với các nhà quản lý và ứng viên
Tiến hành kiểm tra để đánh giá năng lực của các ứng viên;
Lên kế hoạch và tổ chức các sự kiện, chương trình nhằm thu hút ứng viên tham gia tuyển dụng
Soạn thảo các văn bảo, thư xác nhận, báo cáo tuyển dụng.
Cung cấp các thông tin về quyền lợi, chính sách đãi ngộ và trách nhiệm cho nhân viên mới
Ngoài ra, một số vị trí khác về lĩnh vực nhân sự trong các công ty như Chuyên viên C&B, HR specialist, hay Săn đầu người,.. Ở những vị trí này, bạn sẽ làm công việc tư vấn cho bộ phân nhân sự trong các doanh nghiệp ở một số khía cạnh nhất định.
Hiện nay, nhân sự đang là một ngành nghề được nhiều người định hướng lựa chọn, đặc biệt là các bạn trẻ. Trong đó, 80% các bạn trẻ chọn theo theo nghề này đều thú nhận rằng, đây đây chỉ là một lựa chọn ngẫu nhiên bởi không biết bản thân có hợp với công việc gì hoặc trong ngành có người hậu thuẫn. Vậy làm thế nào để biết các yêu cầu cần thiết đối với nghề nhân sự này?
Một người làm việc trong lĩnh vực nhân sự cần có sự nhạy bén và có đầy đủ các kỹ năng quản lý nhân sự hiệu quả như sau:
Biết cách cơ cấu và hoạch định về đội ngũ nhân sự trong công ty
Dự đoán được nhu cầu của các nhân sự
Phân tích và phát hiện được các ứng viên tiềm năng trong đợt tuyển dụng
Lên kế hoạch và thực hiện các buổi phỏng vấn hiệu quả và thành công
Chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn cấn thiết để tìm ra những ứng viên phù hợp với vị trí cần tuyển dụng
Cung cấp các thông tin liên lạc nội bộ hai chiều giữa quản lý - nhân viên và ngược lại
Xây dựng và phát triển các chương trình đào tạo cho các nhân viên mới
Những người chủ doanh nghiệp và cấp quản lý của bộ phận nhân sự phải luôn chú trọng đào tạo kỹ năng chuyên môn cho nhân viên. Điều này vô cùng quan trọng bởi sự phát triển của doanh nghiệp cũng phụ thuộc nhiều vào bộ phận nhân sự.
Có thể đối với những ngành nghề khác, bạn chỉ cần nắm vững kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ. Tuy nhiên, đối với lĩnh vực nhân sự, việc am hiểu các kiến thức tổng hợp xoay quanh công việc lẫn đời sống sẽ là một lợi thế lớn. Bởi nhân viên nhân sự sẽ làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Chẳng hạn, bạn học ngành quản trị nhân sự nhưng lại tìm việc hành chính nhân sự tại các ngân hàng. Do đó, bạn bắt buộc phải am hiểu các kiến thức nghiệp vụ về ngân hàng mới có thể hoàn thành tốt công việc của mình được.
Người làm về lĩnh vực quản lý nhân sự cần phải có khả năng giao tiếp tốt. Họ cần phải khéo léo và nhạy bén trong lời ăn tiếng nói nhằm hạn chế mẫu thuẫn xảy ra. Bên cạnh đó, họ có thể là một chuyên gia tâm lý khi phải hiểu rõ về tính chất của từng vị trí, từng công việc cũng như luôn phải hỗ trợ nhân viên khi có thắc mắc cần giải đáp. Những yêu cầu cần thiết đối với những người làm ngành nhân sự trong giao tiếp như sau:
Có giọng nói, phong thái tự tin và thuyết phục
Cư sử lịch sự, đúng đắn và hài hòa với tất cả mọi người, đặc biệt phải biết cách tự kiềm chế bản thân
Am hiểu rộng về kiến thức xã hội và thích ứng trong mọi tình huống
Thông minh, nhạy bén và biết tiếp thu lời khuyên hiệu quả với mọi hoàn cảnh
Học cách biết lắng nghe, ăn nói lưu loát và khả năng truyền đạt có sức thuyết phục
Kỹ năng lãnh đạo vô cùng cần thiết đối với những người theo ngành nhân sự. Bởi đây là những người sẽ nắm những vị trí khá quan trọng trong công ty như Giám đốc, Trưởng phòng nhân sự,... Những công việc này yêu cầu kỹ năng tổ chức và giám sát nhằm thực hiện các sự án mang tính chất vĩ mô. Do đó, lãnh đạo là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với nghề nhân sự.
Ngoài ra, ngay từ cái tên của ngành đã thể hiện rõ đây là lĩnh vực chuyên sâu về con người. Do đó, nếu muốn thành công trong nghề đòi hỏi ngoài kỹ năng giao tiếp khéo léo thì bạn còn phải biết cách thuyết phục người khác nhằm mục đích tuyển dụng được nhân lực có chất lượng cao cho công ty.
Để trau dồi và học hỏi thêm các kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ, người làm nghề nhân sự cần biết cách lắng nghe. Họ cần phải đi sâu đi sát nhân viên để lắng nghe các ý kiến phản hồi và điều chỉnh kịp thời trong mọi tình huống.
Ngoài ra, đối với những người làm bên lĩnh vực tuyển dụng, việc nắm bắt tâm lý người khác tốt sẽ giúp đánh giá được tiềm năng của các ứng viên trong các cuộc phỏng vấn. hi phỏng vấn ứng viên, nhận biết, đánh giá chính xác được tiềm năng của họ. Nếu có khả năng này thì bạn sẽ tiếp cận, chia sẻ và giữ được chân nhân viên giỏi trong công ty nhằm tránh xảy ra tình trạng nhảy việc.
Trong giai đoạn thị trường lao động có tính cạnh tranh cao như hiện nay, việc tìm kiếm ứng viên chất lượng và đáp ứng mọi nhu cầu tuyển dụng là một bài toán khó. Một số doanh nghiệp hao tốn rất nhiều chi phí lẫn thời gian trong công tác tuyển chọn nhân sự. Tuy nhiên, có những bí quyết giúp nhà tuyển dụng đạt được mong muốn lại vừa tiết kiệm thời gian và chi phí như sau:
Quy trình tuyển dụng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực trong công ty. Bởi đây chính là bước quan trọng để tìm nhân tài phù hợp với vị trí cần tuyển dụng. Việc lên kế hoạch xây dựng quy trình tuyển dụng một cách chi tiết sẽ giúp bạn tránh gặp những sai lầm lớn.
Ở mỗi công ty sẽ có quy trình tuyển dụng khác nhau tùy theo cơ cầu và quy định riêng. Tuy nhiên, điều cốt lõi là phải lên kế hoạch kỹ lương trong từng khâu nhằm mục đích sàng lọc và tìm thấy những ứng viên sáng giá.
Bản mô tả công việc là một trong những yếu tố quan trọng trong thông báo tuyển dụng. Một bản mô tả rõ ràng cần phải có đầy đủ vị trí, kỹ năng chuyên môn cần có,...Nếu như mô tả chung chung công việc thì ứng viên sẽ không thể nắm rõ được yêu cầu công việc. Điều đó khiến bạn mất thời gian giải thích công việc trong buổi phỏng vấn. Chẳng hạn như bản mô tả thông tintuyển dụng nhân viên hành chính nhân sự tại một công ty xây dựng sẽ bao gồm:
Lên kế hoạch thực hiện công tác tuyển dụng
Tính lương, thương và các chính sách đãi ngộ theo đúng quy định của công ty
Quản lý công việc hành chính văn phòng
Soạn thảo văn bản, lưu trữ tài liệu, hồ sơ, chứng chỉ, các loại giấy tờ khác liên quan đến nhân sự trong công ty
Làm hồ sơ và tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho công nhân
Tổ chức thực hiện các công việc khác theo sự chỉ đạo và phân công của Trưởng phòng nhân sự
Loại hình công việc: Hợp đồng
Mức lương 7 - 9 triệu/tháng
Bản mô tả công việc càng rõ ràng thì cơ hội tuyển chọn được nhân viên tiềm năng càng cao và giúp sàng lọc được ứng viên không phù hợp.
Việc tuyển dụng nhân sự có đa dạng hình thức khác nhau. Tuy nhiên, để công tác tuyển dụng hiệu quả, bạn phải biết cách tận dụng hết các hình thức này. Cụ thể như sau:
Liên kết với các trường đào tạo
Với hình thức này, công ty sẽ đến trực tiếp tận nơi đào tạo nhân lực chuyên môn như các trường đại học, cao đẳng, trung tâm dạy nghề, ... để tuyển chọn ứng viên. Thông tin tuyển dụng sẽ được đăng ở bảng tin của trường hoặc liên hệ với các khoa, ngành để được hỗ trợ ứng cử những ứng viên đáp ứng đủ nhu cầu của vị trí cần uyển dụng. Nếu khi cần số lượng nhân sự lớn thì có thể tổ chức sự kiện ngày hội việc làm tại trường.
Hình thức này sẽ giúp cho nhà tuyển dụng có thể tìm kiếm ứng viên tài năng có đủ chuyên môn phù hợp với công việc và tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí. Không chỉ vậy, họ còn quảng bá hiệu quả hình ảnh của công ty đối với các sinh viên, thế hệ nguồn nhân lực trong tương lai.
Tuyển dụng thông qua kênh mạng xã hội
Hiện tại, các kênh mạng xã hội như Facebook, LinkeIn, Twitter, Instagram,... đang có số lượng người dùng đông đảo. Thời gian sử dụng mạng xã hội trung bình ngày càng lớn giúp chúng trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc xây dựng hệ thống tuyển dụng.
Theo khảo sát tại Việt Nam cho thấy hơn 50% nhân sụ cao cấp thường xuyên truy cập mạng xã hội để cập nhật các thông tin về cơ hội nghề nghiệp cũng như môi trường làm việc tại các công ty lớn. Do vậy, thông qua kênh tuyển dụng này, bạn có thể tiếp cận được số lượng ứng viên tiềm năng, từ đó tối ưu hóa được chi phí đăng tin tuyển dụng.
Thông qua mạng lưới tuyển dụng nội bộ
Với hình thức này, thông tin tuyển dụng sẽ được đăng trên các bảng tin của công ty. Điều này nhằm khuyến khích nhân viên giới thiệu bạn bè, người thân phù hợp với yêu cầu vị trí công việc cần tuyển. Đây cũng là hình thức giúp nhanh chóng tuyển dụng nhân sự và tiết kiệm chi phí nhất.
Thậm chí, một số công ty còn có chế độ thưởng cho nhân viên khi họ giới thiệu được ứng viên tiềm năng và được làm việc chính thức. Ngoài ra, công ty có thể cập nhật thông tin tuyển dụng lên website chính và yêu cầu các nhân viên chia sẻ rộng rãi.
Thông qua một số đơn vị doanh nghiệp khác
Công ty sẽ thực hiện công tác tuyển dụng nhân sự thông qua công ty tư vấn nhân sự khác. Hay nói cách khác, họ sẽ liên kết với đơn vị "săn đầu người" để tuyển chọn ứng viên chất lượng cao đáp ứng đầy đủ các tiêu chí tuyển dụng.
Từ trước đến nay, nhiều người vẫn còn cho rằng quản trị nhân sự chỉ là một kỹ năng cơ bản dành cho cấp quản lý. Lĩnh vực quản trị nhân sự cũng chỉ chú trọng ở 2 khía cạnh tuyển dụng và quản lý nhân sự. Tuy nhiên, trong giai đoạn nền kinh tế - xã hội phát triển mới như hiện nay, nhiều doanh nghiệp bắt đầu nhìn nhận được sự cần thiết của chuyên nghiệp hoá trong công tác quản trị nhân sự để tăng hiệu quả công việc. Nói cách khác, nhu cầu tuyển dụng nghề nhân sự cũng có nhiều thay đổi mới.
Chất lượng chuyên môn của các sinh viên mới ra trường thường không đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp rất lo ngại khi tuyển tân cử nhân ngành nhân sự. Bởi họ cho rằng kiến thức đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng không sát thực tế và đa phần quá lỗi thời. Điều đó khiến cho sinh viên khi mới tốt nghiệp vẫn còn mơ hồ khi bắt đầu công việc. Công ty phải mất rất nhiều thời gian và chi phí để đào tạo lại nghiệp vụ.
Trình độ chuyên môn của sinh viên mới tốt nghiệp ngành nhân sự chưa đáp ứng yêu cầu của các nhà tuyển dụng
Bên cạnh đó, các công ty, doanh nghiệp tuyển dụng nhân viên cho bộ phận nhân sự không chỉ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà ở mọi ngành nghề khác nhau. Hiện tại, các doanh nghiệp đã nhận thấy được tầm quan trọng của bộ phận nhân sự đối với mọi hoạt động trong công ty. Họ không còn đơn thuần chịu trách nhiệm với những công việc hành chính đơn giản mà còn gánh vác trọng trách quản trị nhân lực, giúp công ty tìm kiếm nhân tài cho những vị trí quan trọng hay lên kế hoạch cũng như chiến lược để phát triển công ty.
Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp đã tách riêng bộ phận hành chính và nhân sự thành các đơn vị làm việc độc lập. So với trước đây, những người làm công tác nhân sự thường kiêm luôn cả công tác tuyển dụng, đào tạp và hành chính. Các nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng tìm kiếm ứng viên tiềm năng có thể đáp ứng được yêu cầu cũng như kỹ năng phù hợp với vị trí cần tuyển dụng.
Kỹ năng mềm vô cùng quan trọng trong bất kỳ công việc nào, đặc biệt là nghề nhân sự. Do đó, xu hướng tuyển dụng của các doanh nghiệp hiện nay đối với lĩnh vực này có nhiều thay đổi. Nhà tuyển dụng tập trung vào kỹ năng nhiều hơn là kinh nghiệm của các ứng viên. Do đó, dù bạn muốn tìm việc làm nhân sự nếu như chưa có nhiều kinh nghiệm thì nhất định phải trau dồi thêm kỹ năng nghiệp vụ cơ bản. Như vậy mới có thể lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng được.
Hiện nay, các công ty nước ngoài tại Việt Nam đang có nhu cầu tuyển nhân viên nhân sự cao nhất. Đây cũng là những vị trí được nhiều ứng viên nhắm đến. Tuy nhiên, để có thể làm việc cho các công ty nước ngoài, các ứng viên ngoài việc trang bị kỹ năng chuyên môn còn phải có khả năng ngoại ngữ tốt để giao tiếp trong môi trường quốc tế.
Nhu cầu tuyển dụng nghề nhân sự tại các công ty nước ngoài tăng cao
Ngoài ra, tuyển dụng quản lý nhân sự cấp cao cũng được nhiều doanh nghiệp chú trọng. Thế nhưng trên thực tế thì việc tìm được những người quản lý nhân sự giỏi, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng không hề đơn giản chút nào. Nhiều doanh nghiệp đã phải nhờ đến sự hỗ trợ của các công ty "săn đầu người" để tuyển giám đốc nhân sự, trưởng phòng nhân sự,..với mức lương hấp dẫn.
Như vậy, với sự chuyển biến mạnh mẽ của thị trường lao động việc làm, nhu cầu tuyển dụng nghề nhân sự tại các công ty cũng có sự thay đổi trong yêu cầu cũng như đòi hỏi kỹ năng cần thiết của các ứng viên. Đây cũng là cơ hội và thách thức cho những ai đang tìm việc làm nhân sự cần cập nhật tình hình và không ngừng trau dồi bản thân để bắt kịp xu hướng hội nhập hiện nay.