Bạn là ứng viên học các ngành quản trị và đang muốn tìm những cơ hội việc làm quản lí nhưng chưa biết thật sự nên bắt đầu từ đâu. Bài viết dưới đây sẽ giúp cho bạn hiểu rõ được quản lý điều hành là gì và những điều cần biết về công việc ngành quản lý điều hành trên thị trường lao động hiện nay.
Hiện nay, theo luật doanh nghiệp năm 2014, hoạt động quản lí điều hành doanh nghiệp được định nghĩa trong điều 4, khoản 18 như sau:
Người quản lí điều hành là người quản lí công ty, thực hiện các vấn đề có liên quan tới công việc và hoạt động của công ti. Ho là chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ tịch hội đồng quả trị, tổng giám đốc, giám đống, thành viên hội đồng thành viên, là các cá nhân giữ vị trí quản lý; có khả năng nhân danh công ty để ký kết các hoạt động giao dịch.
Chức vụ quản lý - điều hành là một chức vụ không thể thiếu trong doanh nghiệp
Ở phương diện hoạt động, quản lí điều hành chính là quá trình sắp xếp linh hoạt các kế hoạch, tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh của công ti, doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp sẽ cần thực hiện đúng những bước được lập ra trong kế hoạch kinh doanh. Một khi đã theo đúng kế hoạch, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ nhanh chóng có hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, dựa vào bản kế hoạch quản lý điều hành, người quản lý điều hành sẽ thực hiện nhiệm vụ quản lí một cách dễ dàng hơn, có thể bố trí nhân lực một cách phù hợp, góp phần phát huy hiệu quả của những thành viên trong tập thể tổ chức, doanh nghiệp.
Với bất kì một tổ chức, doanh nghiệp nào, vai trò của người lãnh đạo cũng rất quan trọng. Họ chính là người định hướng cho tập thể phòng ban, doanh nghiệp. Và vai trò của người quản lí càng lớn thì trách nhiệm lại càng trở nên nặng nề. Vậy, công việc cụ thể của một người ứng tuyển quản lý hiện nay là gì?
Một người tìm việc làm quản lý sẽ phải tự mình phân bổ công việc một cách thật chi tiết, hiệu quả cho các thành viên trong hệ thống của công ty.
Nếu như một người quản lý có thể phân công, sắp xếp công việc một cách hiệu quả thì chắc chắn những công việc khác như: đánh giá hiệu quả làm việc của từng nhân viên, từng bộ phận cũng như việc quản lí tiền lương sẽ được hiệu quả hơn rất nhiều. Tuy nhiên, để có thể tổ chức, phân bổ công việc tới từng bộ phận trong doanh nghiệp thì những người quản lý cần phải đảm bảo thật tốt các yếu tố khác nhau như: nắm bắt được những điểm mạnh; điểm yếu của thành viên, năng lực chuyên môn cũng như nguyện vọng của thành viên trong doanh nghiệp để có thể bố trí nhân sự vào những vị trí phù hợp.
Các ứng viên tìm việc quản lý không thể nào tự mình ôm hết toàn bộ công việc được
Đối với những người tìm việc làm quản lý giỏi hiện nay, bạn không cần phải nhất thiết ôm hết mọi công việc về phía mình. Điều quan trọng nhất là bạn phải biết hướng dẫn, đào tạo nhân viên thực hiện công việc một cách thật sự hợp lí và có hiệu quả.
Và để thực hiện hiệu quả nhất công việc, người quản lí cần phải nắm rõ được những điển mạnh, điểm yếu của thành viên trong doanh nghiệp mình nhằm có những kế hoạch đào tạo, giao việc cụ thể. Có như thế thì hiệu suất công việc mới có thể đạt được ở mức tối đa
Trong công việc, nhiều nhân viên có thể sẽ sơ sẩy, thiếu trách nhiệm. Chính vì vậy, người quản lí còn cần phải giám sát công việc của nhân viên, nhắc nhở nhân viên một cách kịp thời để họ có thể tập trung vào công việc của bản thân nếu có chẳng may hơi lơ đãng.
Với một người làm quản lí, bạn cần phải giữ một thái độ rất tỉnh táo, sáng suốt để có thể giải quyết công việc. Tuy nhiên, việc giám sát, nhắc nhỏ nhân viên của mình cũng cần có những kĩ năng đặc biệt để giúp cho những thành viên trong tổ chức, doanh nghiệp không cảm thấy mình bị căng thăng, không cảm thấy mình đang phải làm việc vì đồng lương mà giải quyết công việc cho xong. Đây là một kĩ năng rất khó mà những nhà quản lí vẫn phải cố gắng học hỏi.
Đối với công việc của một ứng viên việc làm quản lý, ứng viên chỉ biết giao việc cho thành viên của mình mà không có quá trình đánh giá kết quả thì sẽ rất khó có thể biết được những nỗ lực đã được thực hiện của người nhân viên đó. Những để việc kiểm tra, đánh giá kết quả công việc thật sự hữu ích và tạo động lực cho người lao động thì các lãnh đạo cũng cần phải có cách thức riêng biệt.
Trong công việc của một đội nhóm, một doanh nghiệp người lãnh đạo không phải cứ cố tìm ra lỗi sai là chụp mũ rằng nhân viên đó kém cỏi mà không lắng nghe những tâm tư, nguyên vọng của thành viên thì sẽ được cho là kiểm tra, đánh giá kết quả làm việc. Đối với việc đánh giá kết quả của nhân viên cần phải thật sự khách quan, và cần phải được dựa vào các tiêu chí như: thời gian làm việc, hiệu suất công việc cũng như sự nỗ lực của mỗi thành viên trong bộ phận nhằm tạo ra kết quả cuối cùng.
Con người luôn đóng vai trò quyết định sự thành bại của mọi tổ chức. Và quản lí nguồn nhân lực hiện nay là việc tìm kiếm, đánh giá và sử dụng chính xác nguồn chất xám từ nhân sự vào mục đích nhất định. Do đó việc khai thác tốt nguồn lực này là rất quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Kéo theo đó là nhu cầu tuyển dụng quản lý nhân sự với số lượng lớn ở mọi doanh nghiệp.
Quản lí nhât sự hiện có thể áp dụng cho mọi lĩnh vực của cuộc sống, chứ không riêng gì đối với quy mô doanh nghiệp
► XEM THÊM: Những việc làm nhân sự tốt nhất hiện nay để có thêm những sự lựa chọn cho mình,
Người làm Quản Lý - Điều Hành luôn phải giữ thái độ tỉnh táo - sáng suốt
Những vị trí tuyển dụng quản lý nhân sự hiện nay
Đối với một tổ chức, doanh nghiệp nhỏ thì trường bộ phận nhân sự sẽ phải giải quyết toàn bộ các vấn đề về công việc nhân sự. Còn đối với các doanh nghiệp lớn hơn, ứng viên hoàn toàn có thể tham gia tìm việc quản lý trong lĩnh vực nhân sự với những vị trí như sau:
Giám đốc nhân sự: Đây là vị trí cao nhất trong bộ phận nhân sự hiện nay. Đối với vị trí tuyển dụng quản lý nhân sự này, các ứng viên cần phải có kinh nghiệm lâu năm và có kiến thức chuyên môn vững về một khía cạnh của hoạt động quản lý nhân sự thì mới có thể thành công với nghề được
Nhân viên tuyển dụng: Đây là vị trí mà các ứng viên tìm việc làm quản lý có thể ứng tuyển. Các nhân viên tuyển dụng hoặc trưởng phòng tuyển dụng thường phải thực hiện những nhiệm vụ như phỏng vấn, tuyển dụng ứng viên mới cho công ti. Ngoài ra, các nhân viên tuyển dụng còn phải giải quyết những vấn đề liên quan tới sự công bằng quyền lợi của các nhân viên trong công ti với nhau
Nhân viên lương thưởng: Vị trí việc làm quản lý này chủ yếu phải để tâm tới hệ thống tiền lương, các khoản chế độ của người lao động theo quy định của pháp luật cũng như các chế độ khen thưởng khác nhau của công ty.
Nhân viên quản lý dự án: là những người chịu trách nhiệm về các chương trình khác nhau như: an toàn nghề nghiệp, tiêu chuẩn về sức khỏe, các hoạt động trợ giúp, an toàn lao động cho nhân viên cũng như ghi nhận những đề xuất của nhân viên về các chế độ khác nhằm báo cáo kịp thời với bộ phận lãnh đạo doanh nghiệp.
Quản lý nhân sự cần những yếu tố gì để thành công
Bất kì một lĩnh vực nào hiện nay đều có cho mình một bí quyết thành công, và với tuyển dụng quản lý nhân sự cũng vậy. Để có thể thành công trong tìm việc quản lý, các ứng viên cần chú ý những điều sau:
Khả năng đánh giá và suy xét vấn đề một cách cẩn trọng. Đối với một người quản lí nhân sự, bạn cần phải nắm rõ thông tin về các nhân viên hơn bất cứ bộ phận nào khác. Bên cạnh đó, nguyên tắc bảo mật trong các lĩnh vực quản lý nhân sự cần phải được đặt lên hàng đầu. Các quản lý nhân sự cần phải đặc biệt giữ kìn những thông tin như: nhân viên nào được thăng chức hoặc bị sa thải, thông tin về mức lương của nhân viên cần phải được giữ kín để tránh sự ghen tị trong công ti.
Bạn cần phải biết lắng nghe. Đối với một ứng viên tham gia tuyển dụng quản lý nhân sự, bạn sẽ phải tiếp xúc với hàng trăm con người với các tính cách khác nhau. Và nếu như không thể hiện được sự khôn khéo cũng như biết lắng nghe thì bạn khó có thể thành công với nghề quản lí nhận sự được.
Nắm chắc văn hóa doanh nghiệp, thiết lập cũng như duy trì tốt các mối quan hệ với các thành viên trong doanh nghiệp cũng như ban lãnh đạo cũng sẽ là những yếu tố tạo nên sự thành công cho các nhà quản lý nhân sự hiện nay.
Các nhà hàng – khách sạn hiện nay đang mọc lên rất nhanh chóng nhằm phục vụ cho nhu cầu nghỉ ngơi, hưởng thụ của thực khách. Kéo theo đó là nhu cầu tuyển dụng quản lý nhà hànghiện đang rất nóng trong thời điểm hiện tại. Mặc dù lĩnh vực quản lí nhà hàng không quá hot nhưng thu nhập của các ứng viên ở vị trí này cũng không hề thua kém những ứng viên tham gia tuyển dụng quản lý ở các vị trí khác.
Thu nhập của ứng viên quản lí hiện nay là không tệ
Quản lí nhà hàng là làm gì?
Đối với ứng viên tìm việc quản lý nhà hàng bạn sẽ cần phải đảm nhận những nhiệm vụ sau trong một ngày bao gồm:
Quản lí nhân sự: chịu trách nhiệm điều động, sắp xếp lịch làm việc cho nhân viên, thực hiện chấm công hàng tháng cũng như đánh giá kết quả làm việc của nhân viên; có thể có đánh giá theo tháng làm việc hoặc định kì 3 tháng một lần….
Quản lí tài chính: Một ứng viên tìm việc quản lý nhà hàng cần phải có cái nhìn rất chi tiết về vấn đề tài chính của nhà hàng mình đang làm việc. Công việc quản lí tài chính trong nhà hàng bao gồm việc nắm rõ báo cáo chi phí nguyên liệu đầu vào, lợi nhuận trong ngày; tháng. Ngoài ra, các quản lí nhà hàng còn phải xây dựng được kế hoạch kinh doanh trong tháng và những phương án kinh doanh khách nhau để có thể đạt được chỉ tiêu về doanh số, lợi nhuận trong thời gian kinh doanh.
Quản lí chất lượng dịch vụ của nhà hàng: Công việc này thường xoay quanh vấn đề giám sát để đảm bảo các hoạt động kinh doanh của nhà hàng có thể đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng về khẩu vị, vệ sinh an toàn thực phẩm. Và để có thể thực hiện được tốt việc quản lí chất lượng dịch vụ nhà hàng, các ứng viên tuyển dụng quản lý nhà hàng cần phải hết sức lắng nghe những phản hồi của khách hàng để có thể tăng cường đượng chất lượng dịch vụ của nhà hàng mình.
Giải quyết những khiếu nại từ khách hàng: hoạt động kinh doanh nhà hàng, dịch vụ sẽ thường xuyên phải nhận những thắc mắc, phàn nàn của khách hàng về chất lượng dịch vụ mà trong những phàn nàn đó, chỉ có cấp độ quản lí mới có thể giải quyết được. Do đó, bạn sẽ cần phải hết sức bình tĩnh để có thể giải quyết được các yêu cầu; cũng như khiếu nại của khách hàng một cách hài hòa nhất có thể.
Thu nhập của ứng viên tuyển dụng quản lý nhà hàng hiện nay
Nhu cầu thưởng thức món ngon của người dân hiện nay luôn rất thường trực. Do đó, mức thu nhập của một ứng viên tìm việc quản lý nhà hàng hiện không hề thấp chút nào. Đối với các nhà hàng độc lập hiện nay, người quản lí nhà hàng được ví như đầu não chỉ huy, chịu mọi trách nhiệm trong hoạt động của nhà hàng với các chủ đầu tư. Do đó, tùy thuộc vào quy mô nhà hàng mà vị trí này có thể có mức thu nhập từ 15 – trên 40 triệu/ tháng.
Ngoài ra, đối với các nhà hàng trong khách sạn 5 sao, khu resort thì mức thu nhập của một quản lí nhà hàng có thể cao hơn rất nhiều.
Quản lí khách sạn là việc tổ chức, lên kế hoạch cho các hoạt động kinh doanh của một khách sạn sao cho thật hiệu quả trong một thời kì kinh doanh nhất định. Và đây là một ngành nghề rất phù hợp với những ứng viên có tính cách hướng ngoại, sẵn sàng xử lí tình huống tốt trong trường hợp khẩn cấp.
Nhu cầu du lịch, nghỉ dưỡng của người dân hiện đang gia tăng rất nhanh do đó kéo theo yêu cầu tuyển quản lý khách sạn rất lớn từ các khách sạn trên cả nước. Nếu như bạn đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng chuyên nghành quản trị khách sạn thì bạn có thể tham gia tuyển quản lý khách sạn tại các bộ phận khác nhau như: tiền sảnh, buồng phòng, ẩm thực, kinh doanh…. Với các mức thu nhập vô cùng hấp dẫn.
Cửa hàng trưởng, hay còn gọi là quản lí của hàng là người chịu trách nhiệm chính trong việc quản lí mọi hoạt động trong cửa hàng, từ kế hoạch nhân sự tới hàng hóa hiện nay. Mọi hoạt động trong phạm vi cửa hàng đều cần phải được kiểm soát bởi quản lí cửa hàng.
Với vị trí này, nhu cầu tuyển dụng quản lý cửa hàng hiện cũng rất sôi động với rất nhiều những cửa hàng kinh doanh được mở ra ở mọi lĩnh vực khác nhau. Đối với các ứng viên tìm việc quản lý với vị trí về quản lí cửa hàng thì họ sẽ cần phải đảm nhận những nhiệm vụ sau:
Quản lí nhân viên bán hàng: một ứng viên tuyển dụng quản lý cửa hàng có nhiệm vụ đầu tiên là phải điều tiết được nguồn nhân lực trong cửa hàng như: sắp xếp lịch làm việc cho nhân viên, kiểm tra, đánh giá kết quả làm việc để đưa ra những thay đổi kịp thời cho những tháng kinh doanh tiếp theo
Đào tạo kĩ năng cho nhân viên: Một cửa hàng kinh doanh không thể hoạt động một cách hiệu quả nếu như ứng viên tuyển dụng quản lý cửa hàng một mình gánh mọi việc. Một quản lí giỏi cần phải phân bổ cũng như đào tạo những kĩ năng dành cho nhân viên của riêng mình. Các quản lí sẽ cần phải đảm bảo trực tiếp hướng dẫn nhân viên các kĩ năng nghiệp vụ về bán hàng sao cho nhân viên của mình có thể thực hiện đầy đủ các yêu cầu của vị trí có liên quan.
Lập báo cáo, kế hoạch bán hàng: mỗi người quản lí cần phải trực tiếp đảm nhận phần này. Các số liệu về doanh thu, lợi nhuận trong bản báo cáo doanh thu hàng tháng sẽ ảnh hướng rất nhiều tới kế hoạch kinh doanh tiếp theo của cửa hàng.
Giải quyết phàn nàn của khách: Một cửa hàng kinh doanh được lập ra không gì khác ngoài việc phục vụ những đối tượng khách hàng mục tiêu. Do đó, mọi vấn đề khiếu nại, phàn nàn của khách hàng sẽ là vấn đề mà các quản lí cửa hàng cần phải giải quyết hết. Mặc dù không thể tránh được những phàn nàn không đáng có, nhưng việc giải quyết được tốt những tình huống này sẽ đảm bảo hài lòng của khách hàng cũng như xây dựng được lòng tin của khách hàng với cửa hàng của bản thân mình.
Trong một nhà máy, cơ sở sản xuất hiện nay, ngoài công nhân là những người trực tiếp tham gia sản xuất thì vẫn cần phải có những người giám sát, quản lý tại nhà máy nhằm giúp cho hoạt động sản xuất của nhà máy đạt được hiệu quả tối đa. Và đó chính là lí do tại sao các cơ sở sản xuất hiện nay cần có nhu cầu tuyển dụng quản lý sản xuất hiện nay
Việc làm quản lý sản xuất là hoạt động giám sát những công việc thường ngày của một nhà máy, cơ sở sản xuất hiện nay. Và những ứng viên tham gia tuyển dụng quản lý sản xuất đôi khi cũng là những người cần phải trực tiếp tham gia vào việc lên kế hoạch sản xuất hàng hóa cùng với lãnh đạo doanh nghiệp.
Các ứng viên tuyển dụng quản lý sản xuất cần phải làm gì?
Với những quản lí sản xuất, các nhiệm vụ cụ thể trong một ngày mà bạn sẽ cần phải làm bao gồm:
Nắm băt các quy trình sản xuất mới nhất hiện nay
Lập kế hoạch sản xuất. Tiến hành đánh giá chất lượng sản phẩm theo quy trình đã được đề ra
Lên kế hoạch về thời gian sản xuất, tiêu chuẩn hàng hóa với khách hàng
Quản lí kho là những hoạt động quản trị có liên quan trực tiếp tới việc bảo quản, quản lý số lượng vật tư còn lại trong kho. Việc quản lí kho có mục đích đảm bảo sự liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh, phân phối hàng hóa cũng như sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất của kho hàng trong giai đoạnh hiện nay.
Và đối với ứng viên tuyển quản lý kho, công việc chính của họ sẽ cần phải làm bao gồm những đầu việc như:
Sắp xếp vật tư, nguyên liệu trong kho
Cập nhật sơ đồ khu vực vật tư, hàng hóa trong kho
Sắp xếp một cách hiệu quả, khoa học các vật tư trong kho để có thể phục vụ công tác lấy hàng, nhập hàng vào kho
Kiểm tra, đảm bảo tiêu chuẩn hàng hóa của kho
Sắp xếp hàng hóa theo đúng yêu cầu của khách hàng, nhà sản xuất
Đảm bảo nguyên tắc nhập trước xuất trước đối với những hàng dễ vỡ, hàng hóa nhanh hỏng
Thực hiện các hoạt động xuất nhập hàng
Kiểm tra các loại chứng từ, yêu cầu nhập, xuất hàng hóa theo quy định của kho
Ghi phiếu xuất, nhập kho cho những hàng hóa mới vào kho
Đối chiếu số lượng hàng hóa tồn kho hàng ngày với định mức tồn kho để có thể đưa ra những phương án kịp thời nhằm đưa ra phương án khắc phục cần thiết
Và để có thể tham gia tuyển quản lý kho thành công, các ứng viên cần phải có cho bản thân mình những kiến thức, kĩ năng sau:
Lập phiếu nhập, xuất kho: Đây là công việc mà các ứng viên tuyển quản lý kho cần phải làm hàng ngày. Do đó, bạn cần phải có hiểu biết rất chắc chắn về kĩ năng kiểm tra, viết phiếu nhập; xuất kho để có thể tiến hàng công việc một cách thuận lợi nhất.
Kĩ năng sắp xếp, quản lí hàng hóa: kĩ năng quản lí hàng hóa là yêu cầu rất cần thiết cho ứng viên tuyển quản lý kho. Các quản lí kho cần phải am hiểu cách thức sắp xếp, quản lí hàng hóa một cách khoa học nhất để có thể bố trí hàng hóa một các hết sức khoa học. Đặc biệt, để có thể quản lí hàng hóa trong kho tốt nhất thì các ứng viên tuyển quản lý kho cũng cần phải có kiến thức nhãn hàng hóa hay sử dụng.
Kĩ năng kiểm kho: Việc kiểm kê kho hàng là một công việc đòi hỏi tính cẩn thận rất cao. Các quản lí kho cần phải rất biết những hoạt động cần làm trong việc kiểm kê hàng hóa một cách tốt nhất để hạn chế mọi sai sót trong việc kiểm tra hàng hóa
Giống như các nhà hàng, khách sạn, những quán cà phê hiện nay cũng cần có các ứng viên tuyển quản lý quán café để có thể giúp định hướng hoạt động kinh doanh của các quán café hiện tại. Và để có thể giúp hoạt động kinh doanh quá café thành công, các ứng viên tuyển quản lý quá café cần phải có những kĩ năng sau:
Luôn đặt khách hàng ở vị trị trung tâm: Một quán café kể cả có không gian đẹp đến đâu, món ăn có ngon đến cỡ nào nhưng dịch vụ không tốt và không có được một lượng khách hàng nhất định thì khó có thể thành công được. Và là một ứng viên tuyển quản lý quán café thì bạn cần phải chú ý rằng khách hàng luôn là trung tâm của hoạt động kinh doanh hiện nay.
Sáng tạo, cập nhất các món ăn mới: Để một ứng viên tuyển quản lý quán café có thể dẫn dắt cửa hàng kinh doanh của mình đạt được hiệu quả cao thì việc cập nhật các món ăn mới hiện nay luôn vô cùng quan trọng. Một quán café nếu muốn có đông khách hàng mà không có thêm những món đồ uống, món ăn mới từ người quản lí thì rất có có thể tồn tại được lâu dài.
Có kiến thức về quảng cáo: Đối với sự bùng nổ của công nghệ thông tin hiện nay, việc quảng cáo cho thương hiệu của mình là điều không thể thiếu. Chính vì lí do đó, nhiều chủ tiệm cùng các ứng viên tuyển quản lí café hiện nay cũng cần phải có được những kiến thức cơ bản về quảng cáo để biết được những cách thức nào tốt nhất để phủ sóng thương hiệu café của mình.
Ngoài các vị trí tìm việc làm quản lý ở trên, trên thị trường lao động hiện nay vẫn còn có những vị trí khác có liên quan đến lĩnh vực quản lí điều hành mà các ứng viên có thể tham khảo thêm. Tuy nhiên với các vị trí quản lí khác nhau thì đều có những yêu cầu công việc đặc thù.
Với các vị trí quản lý khác nhau bạn sẽ có cho mình được những kinh nghiệm làm việc khác nhau
Với vị trí tuyển quản lý spa, các ứng viên ngoài việc phải có được những kĩ năng của một người quản lí thông thường thì còn phải nắm rất rõ những kiến thức khác nhau về mảng làm đẹp, thẩm mĩ để có thể tư vấn được cho khách hàng
Còn với vị trí tuyển dụng quản lý dự án, các ứng viên cần phải có những kiến thức rất rộng khi sẽ nắm trách nhiệm chính trong việc điều hành các dự án ở những lĩnh vực khác nhau mà doanh nghiệp đảm nhận.
Tuy nhiên với các vị trí quản lí khác nhau bạn sẽ có cho mình được những kinh nghiệm làm việc với mọi đối tượng khách hàng khác nhau để có thể rèn luyện bản lĩnh của mình. Đặc biệt, mức thu nhập của ứng viên việc làm quản lý trên thị trường hiện nay không hề tồi một chút nào.
Trên thị trường lao động hiện nay, không quá khó để có thể tìm việc làm quản lý tại các địa điểm khác nhau trên toàn quốc. Tuy nhiên để có thể tìm việc quản lý dễ dàng nhất thì tại các thành phố lớn như Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh với rất nhiều doanh nghiệp luôn ưu tiên đặt trụ sở, văn phòng đại diện tại đây.
Những địa điểm tìm việc làm quản lý cao
Một lí do có thể kể đến đó là việc đây luôn là những khu vực có tốc độ phát triển rất cao. Các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp luôn được mở rộng và nhu cầu tìm kiếm các ứng viên việc làm quản lý luôn là rất cao.
Nếu như quyết định tìm việc làm quản lý tại những khu vực thành phố lớn, bạn sẽ có cơ hội được ứng tuyển tại những môi trường rất phù hợp với các cơ hội thăng tiến với các vị trí như giám đốc điều hành, trưởng bộ phận.,…. Đây chính là những cơ hội rất tốt để các ứng viên quản lí điều hành có thể có cơ hội rèn luyện, học hỏi những kĩ năng nghề nghiệp tốt.
Với việc hội nhập kinh tế với bên ngoài, các nhà quản lí Việt Nam hiện nay cần phải có cho mình được những kĩ năng nghề nghiệp rất quan trọng nhằm giúp cho công việc được hiệu quả hơn rất nhiều.
Kĩ năng cần có của một ứng viên tìm việc quản lý
Và để trở thành một quản lí điều hành tốt, các ứng viên cần có những kĩ năng nhất định như:
Kĩ năng quản lý
Kỹ năng này bao gồm các kỹ năng về hoạch định, tổ chức và điều hành doanh nghiệp, và tổ chức công việc cá nhân. Việc lập kế hoạch là quá trình thiết lập các mục tiêu, xây dựng kế hoạch để thực hiện các mục tiêu cũng như xây dựng các phương án dự phòng để loại trừ tối đa rủi ro.
Lãnh đạo
Một nhà lãnh đạo tốt phải dám, đương đầu với những thử thách và chấp nhận thay đổi. Họ phải biết tạo động lực làm việc cho nhân sự của mình bằng các phương thức khác nhau như: thu nhập, sự hứng thú làm việc, các thử thách...), phải đưa ra các nhận xét (khen và phê bình) chính xác trên một tinh thần xây dựng. Việc khen và chê nhân sự cũng cần phải có những kĩ năng nhất định để nhân viên có thể cảm thấy mình được tôn trọng.
Ứng xử và giao tiếp
Với kĩ năng ứng xử của nhà quản lí đối với các thành viên trong nhóm, đây là kĩ năng rất cần lãnh đạo cần phải cải thiện. Mục tiêu của kỹ năng này là nâng cao sự tôn trọng lẫn giữa lãnh đạo với các thành viên. Đặc biệt, việc công nhân và vinh danh các thành tích của nhân viên dưới là rất quan trọng dành cho cách nhà quản lí.
Đây là phong cách lãnh đạo được đặc trưng bằng việc tập trung mọi quyền lực vào một mình người lãnh đạo. Lãnh đạo chuyên quyền là người thích ra lệnh, quyết đoán, ít có lòng tin ở cấp dưới.. Ưu điểm của phong cách lãnh đạo này là người lãnh đạo giải quyết công việc nhanh chóng, triệt để. Nhưng điểm yếu của phong cách này là không phát huy tính sáng tạo của nhân viên cấp dưới, tạo ra sự căng thẳng, áp lực đối với nhân viên, có thể dẫn tới sự chống đối của cấp dưới.
Người lãnh đạo sử dụng phong cách này còn tạo ra những điều kiện thuận lợi cho cấp dưới được phát huy sáng kiến, tham gia vào việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch, đồng thời tạo ra bầu không khí tâm lý tích cực trong quá trình quản lý. Nhà quản lý sẽ không hành động khi không có sự đồng thuận của cấp dưới hoặc người lãnh đạo tự quyết định hành động nhưng có tham khảo ý kiến của cấp dưới của mình. Ưu điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ đó là nhân viên thích lãnh đạo hơn, không khí trong tổ chức thân thiện, định hướng nhóm, định hướng nhiệm vụ rõ ràng.
Phong cách lãnh đạo dân chủ giúp người lãnh đạo phát huy được năng lực của tập thể, và ứng viên việc làm quản lý theo phương thức này sẽ luôn nhận được sự tôn trọng của các thành viên. Nhưng phong cách lãnh đạo dân chủ của các ứng viên tìm việc quản lí cũng có những điểm yếu nhất định khi sẽ mất khá nhiều thời gian để có thể ra được quyết định. Thậm chí đôi lúc sẽ còn khó đi đến thống nhất ý kiến trong một số vấn đề cụ thể nếu không có người điều hành đủ chuyên môn, hiểu biết và sự quyết đoán
Phong cách lãnh đạo tự do là phong cách mà ứng viên tìm việc quản lý rất ít sử dụng quyền lực để tác động đến người dưới quyền, thậm chí không có tác động với những thành viên và để cho thanh viên trong nhóm tự mình làm việc . Phong cách lãnh đạo tự do có đặc điểm là nhà lãnh đạo cho phép các nhân viên được quyền ra quyết định nhưng các quản lí vẫn sẽ phải là người chịu trách nhiệm cuối cùng.
Các ứng viên việc làm quản lí sử dụng phong cách lãnh đạo này thường sẽ chỉ đóng vai trò cố vấn trong công việc. Người lãnh đạo phân tán quyền ra quyết định cho cấp dưới để có thể tự mình lên kế hoạch cho mọi hoạt động kinh doanh, làm việc trong doanh nghiệp.
Các ứng viên cần phải biết kết hợp và sử dụng các phong cách làm việc quản lí phổ biến hiện nay
Với phong các lãnh đạo tự do này, các nhà quản lí sẽ luôn tạo ra môi trường làm việc với không khí rất mở trong nhóm, trong tổ chức. Mỗi thành viên đều có khuynh hướng trở thành người đưa ra phương án để giải quyết những vấn đề quan trọng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nhưng nhược điểm của phong cách lãnh đạo này đó là nhà quản lí rất dễ dàng có thể tạo ra tâm lí lơ là công việc cũng như không thể duy trì được kỉ luật của đội nhóm, tổ chức. Ngoài ra, trong phong cách này nhân viên ít tin tưởng để có thể nghe lời người quản lí, thậm chí có thể có những thành viên sẵn sàng kháng lệnh của người lãnh đạo trong khi tiến hành công việc.
Trên đây là một vài những phong cách lãnh đạo cơ bản dành cho các ứng viên việc làm quản lý hiện tại. Nhưng để có thể trở thành một nhà quản lý chuyên nghiệp, các ứng viên cần phải biết kết hợp và sử dụng các phong cách làm việc quản lí phổ biến hiện nay vào từng trường hợp để có thể dẫn dắt đội nhóm hoạt động hiệu quả.
► Mọi chi tiết về công việc các ngành nghề cũng như thông tin tuyển dụng mới nhất về tất cả các nghề nghiệp hãy tham khảo ngay tại: timviec.com.vn