Thị trường bất động sản lên cao, kéo theo đó là nhu cầu nguồn nhân lực cho các vị trí kiến trúc, thiết kế nhà cửa ngày càng được chú trọng. Và theo như một số trang tuyển dụng lớn trên thị trường hiện nay, ngành nghề kiến trúc – thiết kế nội thất sẽ là một trong số những lĩnh vực có nhu cầu nhân sự rất cao. Vậy, cần phải chuẩn bị gì để có thể tham gia việc làm kiến trúc một các thành công.
Có rất nhiều cách để định nghĩa về nghề kiến trúc sư. Tuy nhiên, để có thể dễ hiểu nhất về việc làm kiến trúc sư, có thể hiểu được răng, kiến trúc sử là người thiết kế những hình dạng, cấu trúc và lên kế hoạch cho các công trình kiến trúc, phát triển tòa nhà hoặc một khu vực cảnh quan đô thị khác nhau. Một người kiến trúc sư sẽ cần phải cung cấp cũng như tư vấn được về các vấn đề khác nhau về kiến trúc bao gồm: công dụng, thẩm mĩ cũng như giải pháp kĩ thuật cho những công trình xây dựng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Và một kiến trúc sư bên cạnh việc nắm chắc các kiến thức về kĩ thuật thì còn cần phải có mắt thẩm mĩ cao nhằm mang tới vẻ hoàn hảo cho các công trình kiến trúc theo yêu cầu của khách hàng.
Rất nhiều người thường xuyên có câu hỏi, các ứng viên việc làm kiến trúc sẽ thường phải đảm nhận những công việc gì trong 1 ngày. Và trong thời điểm hiện nay, các ứng viên việc làm kiến trúc sư sẽ phải đảm nhận các nhiệm vụ như: Hoạch định dự án, lên kế hoạch, triển khai thi công, bàn giao công trình.
Các ứng viên tìm việc kiến trúc sư thường sẽ làm việc tại các văn phòng tư vấn chuyên về xây dựng
Trong một quy trình triển khai dự án xây dựng, nhiệm vụ chủ yếu của các ứng viên việc làm kiến trúc sư sẽ thường làm ở việc đầu tiên như: lên kế hoạch dự án đấu thầu, thiết kế công trình. Thông thường, các ứng viên tìm việc kiến trúc sư sẽ phải hợp tác cùng với các kĩ sư, chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng nhằm đưa ra những thiết kế hợp lí nhất cho công trình xây dựng.
Các ứng viên tìm việc kiến trúc sư thường sẽ làm việc tại các văn phòng tư vấn chuyên về xây dựng, hoặc đôi khi là các xưởng thiết kế. Thi thoảng, nhiều kiến trúc sư sẽ còn phải đi giám sát các công trình trong quá trình xây dựng. Có thể nói, nghề kiến trúc là một nghề rất vất vả nhưng có nhiều điều thú vị khác nhau.
Trong thời buổi thị trường bất động sản đang nóng lên như hiện nay, nhu cầu tuyển dụng kiến trúc sư là rất lớn. Và trong những năm tới, ngành kiến trúc sẽ được dự đoán nằm trong top những ngành nghề có khả năng thu hút rất nhiều lao động. Chính vì thế, các sinh viên chuyên ngành kiến trúc hiện nay hoàn toàn không phải quá lo lắng về các vấn đề việc làm với rất nhiều những cơ hội tìm việc làmvới mức thu nhập hấp dẫn.
Trong thời buổi thị trường bất động sản đang nóng lên như hiện nay, nhu cầu tuyển dụng kiến trúc sư là rất lớn
Mặc dù cơ hội tìm việc kiến trúc sư hiện nay đang là rất hấp dẫn với nhiều vị trí tuyển kiến trúc sư khác nhau. Nhưng hiện nay chất lượng của nguồn nhân sự kiến trúc vẫn còn là một dấu hỏi lớn đối với nhiều doanh nghiệp hiện nay. Và dựa trên tình hình tuyển kiến trúc sư có thể thấy rằng, rất nhiều sinh viên mới ra trường hiện nay còn quá yếu, chưa có được sự ứng dụng thực tế trong các công việc thực tế. Đặc biệt đó là việc rất thiếu kĩ năng mềm cũng như ngoại ngữ khiến các kiến trúc sự ra trường không thể đảm nhận được công việc mà các doanh nghiệp cần tới.
Đúng là hiện nay, cơ hội việc làm kiến trúc sư luôn rất rộng mở đối với các ứng viên; kể cả là ứng viên mới tốt nghiệp cũng như các ứng viên đã có kinh nghiệm. Nhưng các ứng viên cũng cần phải đặc biệt tích lũy các kiến thức chuyên môn khác nhau thì mới mong muốn thành công được với nghề kiến trúc này.
Theo như các yêu cầu cụ thể của từng công trình, ngành kiến trúc hiện nay sẽ được chia ra làm rất nhiều các vị trí khác nhau. Và tùy thuộc vào đặc điểm của từng công ty, từng vị trí công việc mà các vị trí việc làm kiến trúc sư sẽ có những nhiệm vụ khác biệt như sau:
Vị trí thường thấy ở rất nhiều những doanh nghiệp xây dựng hiện nay đó là vị trí thiết kế kiến trúc công trình. Đối với vị trí tìm việc kiến trúc sư này, các ứng viên sẽ thường làm việc độc lập nhiều hơn. Và với vị trí này, bản vẽ thiết kế sẽ phản ảnh chính xác tính cách cũng như con mắt nghệ thuật của kiến trúc sư.
Sau quá trình thiết kế đã được duyệt và bắt đầu bước vào quá trình thi công xây dựng, các kiến trúc sư cũng sẽ phải thường xuyên tới công trường để giám sát; đánh giá xem các bước xây dựng thực tế có đúng như những gì mình mong muốn ở trong bản vẻ thiết kế. Tất cả những bước trong quá trình này được gọi là quy trình giám giá của chính tác giả công trình.
Đối với một ứng viên tham gia tuyển kiến trúc sư thiết kế kiến trúc công trình, một công trình kiến trúc thành công cũng được coi như một đứa con tinh thần của kiến trúc sư đó. Cũng chính vì đứa con tinh thần này mà nhiều kiến trúc sư sẵn sàng quên đi những thói quen cá nhân, chỉ cần công trình được hoàn thành thì các kiến trúc sư mới thật sự yên tâm được.
Các vị trí việc làm kiến trúc sư sẽ có những nhiệm vụ khác biệt
Đối với lĩnh vực việc làm kiến trúc sư thì lĩnh vực kiến trúc cảnh quan hiện là một lĩnh vực còn khá mới mẻ. Kiến trúc cảnh quan là một lĩnh vực chuyên về ứng dụng các nguyên lí khoa học nhằm giải quyết những vấn đề về việc thiết lập không gian nghỉ ngơi, giải trí sao cho nó mang lại sự hài hòa, thống nhất giữa thiên nhiên, con người.
Sau khi theo học chuyên ngành kiến trúc cảnh quan, các ứng viên sẽ được trang bị những kiến thức chuyên sâu về việc tổng hợp, quy hoạch cũng như thiết kế; quản lí những không gian trong đô thị, khu dân cư hiện nay.
Và với khả năng sáng tạo của mình, các ứng viên tìm việc kiến trúcsư có thể tìm kiếm được các công việc có liên quan tới chuyên ngành của mình tại các tổ chức, doanh nghiệp như:
Các cơ quan chuyên mảng quy hoạch, thiết kế, quản lí đô thị
Các cơ quan nghiên cứu, đào tạo về kiến trúc cảnh quan trong, ngoài nước
Các doanh nghiệp, đơn vị tư vấn thiết kế cảnh quan
Các công ti công viên – cây xanh đô thị, các khu du lịch, cơ quan quản lí nhà nước về cảnh quan.
Đối với một sinh viên kiến trúc, việc tích lũy kinh nghiệm thực tế thông qua những công việc về kiến trúc ngay từ khi còn là sinh viên là điều rất quan trọng. Bên cạnh các vị trí việc làm kiến trúc dành cho các ứng viên đã tốt nghiệp, thậm chí cần phải có nhiều kinh nghiệm thì các nhà tuyển dụng hiện vẫn luôn mở cửa cho sinh viên cơ hội tích lũy kinh nghiệm việc làm khác nhau. Các sinh viên kiến trúc có thể tự mình tích lũy kinh nghiệm thông qua các vị trí thực tập hoặc tham gia tuyển sinh viên kiến trúc học việc để tự mình trải nghiệm, ứng dụng các kiến thức đã được học vào quá trình làm việc thực tế.
Thông qua các vị trí tuyển sinh viên kiến trúc học việc các nhà tuyển dụng thường mong muốn những sinh viên có thể tự mình tích lũy được những kinh nghiệm như sau:
Về kĩ năng nghề nghiệp: các kiến trúc sư tương lai cần phải thành thạo các phần mềm tin học chuyên môn như: autocad, photoshop…. Đây gần như là những điều kiện tiên quyết để khiến cho một ứng viên có thể có cơ hội tìm việc làm kiến trúc sư. Bên cạnh đó, hoạt động kiến trúc đôi khi còn phải tư vấn cho khách hàng rất nhiều, do đó, các kĩ năng mềm như: giao tiếp, thuyết phục khách hàng; chủ đầu tư… cũng là một kĩ năng mà rất nhiều nhà tuyển dụng mong muốn ứng viên có thể tự mình tích lũy nếu như ứng viên tham gia tuyển sinh viên kiến trúc học việc.
Về thái độ làm việc: Bên cạnh những kĩ năng nghề nghiệp cần được tích lũy, các nhà tuyển dụng cũng rất mong muốn các ứng viên tuyển sinh viên kiến trúc học việc có thể có cho bản thân mình được thái độ làm việc thật chuyên nghiệp. Một tác phong làm việc chuyên nghiệp sẽ quyết định rất lớn tới sự thành công của chính công việc được giao. Và mỗi sinh viên kiến trúc nếu như có thể tự mình tích lũy kinh nghiệm cũng như tác phong làm việc chuyên nghiệp thì mọi vị trí công việc đều có thể thành công.
Làm việc tự do hiện nay đã và đang là một xu hướng rất phổ biến trong thời đại bùng nổ của công nghệ thông tin hiện nay. Có rất nhiều định nghĩa về những người làm việc tự do hiện nay, tuy nhiên để có thể dễ hiểu nhất thì những freelancer nói chung và freelancer kiến trúc nói riêng là những người thực hiện các nhiệm vụ trong một dự án bất kì trong khaongr thời gian tạm thời. Nói chung, các freelancer kiến trúc là những người bán chất xám của mình cho công việc mang tính chất tạm thời và họ có thể làm việc cho nhiều người trong cùng một thời điểm nhất định.
Đối với một freelancer kiến trúc, công việc của họ không có gì khác so với những ứng viên kiến trúc sư làm việc toàn thời gian chuyên nghiệp. Và với các ứng viên làm việc tự do thường sẽ có hai phương thức làm việc chủ yếu đó là: bán thời gian và toàn thời gian. Do sự bùng nổ của công nghệ thông tin hiện nay, các freelancer kiến trúc hoặc những người làm việc với vị trí freelance khác hoàn toàn có thể nhận nhiều công việc về làm trong ngày, miễn sao họ có thể hoàn thành công việc với chất lượng tốt nhất là được.
Hiện nay, tìm kiếm việc làm freelancer kiến trúc hoặc thuê freelancer về làm việc cho mình đã và đang là một cách tốt nhất để các ứng viên có thể bắt đầu sự nghiệp của riêng mình. Trên thị trường lao động hiện nay cũng có rất nhiều những trang web về việc làm tự do. Trên đó, các ứng viên tìm việc làm kiến trúc hoàn toàn có thể đưa thông tin của mình lên và bắt đầu tìm kiếm một công việc cho riêng mình.
Do nghề kiến trúc hiện đã và đang là một trong những lĩnh vực nghề nghiệp thu hút được rất nhiều nguồn nhân lực lớn trên thị trường lao động. Do đó, các vị trí tuyển kiến trúc sư mới ra trường hiện nay đang là rất nhiều và cơ hội luôn mở ra dành cho các tân kĩ sư biết nắm bắt. Tuy nhiên, để các ứng viên tham gia tuyển kiến trúc sư mới ra trường có thể thành công với nghề, các ứng viên cần phải chú ý những điều sau:
Có trách nhiệm với công việc: Các tân kiến trúc sư mới ra trường còn chưa có nhiều kinh nghiệm, cho nên sự bỡ ngỡ cũng như sức ì của cá nhân là rất lớn. Trong khi đó, tính chất của việc làm kiến trúc rất nặng, đôi khi một kiến trúc sư sẽ khó có được ngày nghỉ ngơi. Do đó, các kiến trúc sư cần phải rất có trách nhiệm với công việc của mình. Hãy luôn nhớ rằng, bạn được phân công bởi vì lãnh đạo tin tưởng rằng bạn có thể hoàn thành công việc. Do đó, hãy đặt trách nhiệm lên cao nhất để mọi công việc được hoàn thành.
Chủ động trong mọi việc: Với các ứng viên tuyển kiến trúc sự mới ra trường, bạn sẽ cần phải làm việc nhóm rất nhiều. Do đó, hãy chủ động trong mọi công việc đã được trưởng nhóm phân công. Với việc tự chủ động trong công việc, các ứng viên còn có thể có được những ý tưởng khiến công việc trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Đừng bao giờ ngại hỏi: Các ứng viến tham gia tuyển kiến trúc sư mới ra trường hãy đừng ngại hỏi những điều mình không biết. Trong môi trường làm việc của ngành kiến trúc, mọi thứ sẽ diễn ra rất nhanh. Do đó, việc tự chủ động hỏi những điều mình không biết sẽ giúp bạn có thể tự mình tiết kiệm được thêm thời gian cũng như tăng cường được sự hiểu biết của công ti. Do đó, hãy gạt bỏ cái tôi của mình đi để có thể trở nên giỏi hơn nữa trong công việc mà bạn đang theo đuổi.
Do thị trường lao động trong lĩnh vực kiến trúc, thiết kế nội thất hiện nãy đã và đang rất cần nguồn nhân lực có chất lượng cao. Nên hiện nay rất nhiều doanh nghiệp kiến trúc của nước ngoài đang rất cần nhân lực tìm việc làm kiến trúc sư có trình độ chuyên môn cao cũng như kinh nghiệm lâu năm trong nghề. Với những doanh nghiệp kiến trúc của nước ngoài này, chắc chắn các ứng viên tuyển kiến trúc sư làm việc tại nước ngoài này sẽ có được mức thu nhập rất đáng mơ ước. Trong đó, ít nhất cũng sẽ phải gấp 4 lần so với mức thu nhập của một kiến trúc sư có trình độ ngang bằng nhưng làm việc ở trong nước.
Các ứng viên còn cần phải có một nền tảng ngoại ngữ thành thạo
Tuy nhiên, để tham gia tuyển kiến trúc sư làm việc tại nước ngoài thành công, ngoài kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp vững vàng. Các ứng viên còn cần phải có một nền tảng ngoại ngữ thành thạo, nhất là tiếng của các nước mà ứng viên muốn tham gia ứng tuyển. Do đặc thù sẽ phải làm việc tại nước ngoài nên các ứng viên sẽ cần phải rất thành thạo các ngoại ngữ của nơi mình sẽ đặt chân tới, nếu như không muốn nói là phải có khả năng nói như người dân bản địa.
Người ta thường nói, một ứng viên việc làm kiến trúc sư chuyên nghiệp là sự tổng hợp của một nghệ sĩ, nhà khoa học, kĩ thuật viên, chuyên viên công tác xã hội. Do đó, có thể thấy rằng, kiến trúc là một nghề kết hợp rất nhiều những yêu cầu khác nhau về kiến thức chuyên môn, kĩ năng nghề nghiệp của các lĩnh vực khác nhau. Và để thành một kiến trúc sư chuyên nghiệp, các ứng viên cần phải có những tố chất sau:
Đối với một ứng viên tham gia tuyển dụng kiến trúc sư, các nhà tuyển dụng thường rất quan tâm tới kĩ năng giao tiếp của ứng viên. Và không chỉ trong tuyển kiến trúc sư mà rất nhiều lĩnh vực cũng cần ứng viên phải có được khả năng giao tiếp tốt.
Đối với các kiến trúc sư, ứng viên phải có khả năng để trình bày được bản thiết kế của mình cũng như giải đáp mọi thắc mắc có liên quan. Đây là kĩ năng đặc biệt cần trong khi làm việc theo đội nhóm. Một kiến trúc sư có thể làm việc được tốt không chỉ có cho mình được tiếng nói trong khi làm việc mà còn nhận được những cơ hội thăng tiến rất cao trong nghề hiện nay.
Những yêu cầu cần có của một ứng viên việc làm kiến trúc hiện nay
Đối với việc làm kiến trúc, việc nắm chắc kiến thức chuyên môn kĩ thuật là điều bắt buộc. Một số những thiết kế công trình tương đối phức tạp nên sẽ cần bạn phải tuân thủ chặt chẽ những tiêu chuẩn về kĩ thuật trong xây dựng. Tuy nhiên, nhiều tính toán trong khi thiết kế rất có khả thi nhưng có thể sẽ không được chấp nhận trong thực tế nếu không có được một sự giải thích chắc chắn về mặt kĩ thuật.
Và hiện nay, kể cả là những kiến trúc sư có nhiều kinh nghiệm thì vẫn cần phải tiếp tục củng cố, nắm chắc những kiến thức kĩ thuật căn bản đã được học trong trường nhằm có được một bản vẽ kĩ thuật với chất lượng cao để có thể đạt được hiệu quả nhiều hơn trong công việc.
Sức hút của một công trình thường sẽ nằm ở bản thiết kế. Đây sẽ là phần mà các kiến trúc sư đổ rất nhiều chất xám vào. Tuy vậy, muốn bản thiết kế muốn có được sự chính xác thì cần phải dựa đặc biệt vào các kiến thức toán học.
Do đó, các kiến thức toán học là những điều mà kiến trúc sư cần phải nắm vững bên cạnh kiến thức kĩ thuật. Mặc dù hiện nay, có thể những kiến thức toán học không phải là lĩnh vực bạn yêu thích, nhưng chắc chắn bạn sẽ rất tiến bộ nếu có mong muốn trở thành kiến trúc sư giỏi.
Đối với một kiến trúc sư chuyên nghiệp, các ứng viên không chỉ ngồi làm việc tại một mình với bản vẽ mà còn phải cộng tác với nhà đầu tư, kĩ sư trưởng cũng như các bộ phận khác trong quy trình thi công. Thậm chí nhiều kiến trúc sư còn phải quản lí một đội ngũ nhân sự khác nhau trong quá trình thi công. Và lúc này, kĩ năng lãnh đạo của một ứng viên việc làm kiến trúc sư cần phải được đặt lên hàng đầu.
Trong một đội nhóm, nếu như một người kĩ sư có khả năng lãnh đạo cũng như uy tín cá nhân tốt thì họ chắc chắn sẽ trở thành một kiến trúc sư rất giỏi trong tương lai sau này.
Bên cạnh những thuận lợi do nhu cầu thị trường đang rất cần nhân lực có chất lượng cao. Các ứng viên tham gia tuyển dụng kiến trúc sư cũng sẽ vấp phải những khó khăn nhất định trong nghề nghiệp. Những khó khăn của nghề kiến trúc sư hiện nay phổ biến đó là:
Các ứng viên tham gia tuyển dụng kiến trúc sư cũng sẽ vấp phải những khó khăn nhất định trong nghề nghiệp
Nếu bạn quyết định trở thành một kiến trúc sư chuyên nghiệp, bạn sẽ phải chịu rất nhiều sự gò bó tới từ các tiêu chuẩn nghề nghiệp khác nhau. Khác với các họa sĩ có thể tự do sáng tạo ra những kiệt tác của riêng mình thì các kiến trúc sư cần phải tuân thủ rất chặt chẽ những yêu cầu của nghề kiến trúc, xây dựng. Từ bản vẽ tới công trình thật sự là cả một quá trình rất dài. Do đó, bạn cần phải cực kì kiên trì thì mới gặt hái được thành công.
Các công trình kiến trúc cần phải có giá trị đối với công chúng. Do đó, việc các kiến trúc sư cần phải giải thích được trước công chúng, trước nhà đầu tư để cho chủ đầu tư cũng như khách hàng cảm thấy mình không lãnh phí một số tiền lớn vào chuyện vô ích.
Bên cạnh những khó khăn từ tính chất của công việc, bạn cũng cần phải đối mặt với những khó khăn tới từ gia đình, người thân khi quyết định theo đuổi nghiệp kiến trúc. Một khi đã quyết định dấn thân vào nghề này, bạn sẽ hầu như không có ngày nghỉ cho riêng mình. Do đó, chỉ có đam mê lớn với nghề mới có thể giúp cho bạn có được những sự thành công như mong muốn.
Bên cạnh cơ hội việc làm dành cho các kiến trúc sư với mức thu nhập vô cùng hấp dẫn, các ứng viên chuyên ngành thiết kế cũng hoàn toàn có thể tham gia tìm kiếm cơ hội việc làm nội thất với rất nhiều vị trí công việc khác nhau. Và các vị trí tìm việc làm nội thất này cũng đem lại nguồn thu nhập rất khá dành cho các bạn trẻ ưa thích nghề thiết kế, sáng tạo hiện nay.
Hơi có chút khác biệt so với kiến trúc sư, các ứng viên tìm việc thiết kế nội thất sẽ phải thực hiện những hạng mục công việc khác nhau liên quan đến thiết kế không gian sống của một ngôi nhà. Các công việc cụ thể của một ứng viên việc làm thiết kế nội thất có thể kể tới đó là:
Khảo sát hiện trạng ngôi nhà: Thiết kế nội thất là công đoạn tiếp theo của một công trình kiến trúc. Do đó, việc đo đạc; khảo sát hiện trạng ngôi nhà là phần không thể thiếu. Kể cả là bạn đã có bản vẻ kĩ thuật của kiến trúc sư thì việc khảo sát căn nhà, đặc biệt là sau khi xây xong phần khung là điều đặc biệt quan trọng.
Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng: Việc tìm hiểu nhu cầu khách hàng để có thể lên được bản thiết kế sơ bộ là điều rất quan trọng. Nếu không có ý kiến của khách hàng thì gần như việc lên ý tưởng của các ứng viên tuyển nhân viên thiết kế nội thất là điều rất khó khăn.
Thiết kế màu sắc, vật liệu: Các ứng viên tuyển nhân viên thiết kế nội thất cần phải dựa theo các ý tưởng chủ đạo đã trao đổi trước với khách hàng. Sau đó sẽ là lúc mà các ứng viên có thể vận dụng được kiến thức mà mình đã được học về thiết kế để bắt đầu tiến hành quá trình thi công phần nội thất của ngôi nhà.
Giám sát thi công: Giống với kiến trúc sư, các ứng viên tuyển dụng nội thất cũng cần phải giám sát tất cả hoạt động thi công một cách thường xuyên để có thể đảm bảo có được một sản phẩm cuối cùng với chất lượng tốt nhất.
Khác với các ứng viên tìm việc làm thiết kế nội thất, vị trí trang trí nội thất chủ yếu sẽ tập trung vào tính thẩm mĩ của căn nhà, làm sao cho căn nhà có thể trở nên sống động nhất trong khả năng của mình. Do đó, công việc của các ứng viên tìm việc làm trang trí nội thất hiện nay chủ yếu phải tập trung vào các hạng mục như:
Làm đẹp bền mặt của không gian sống thông qua những ý tưởng đã được bàn luận, trao đổi trước với khách hàng. Có thể nói, công việc của một ứng viên tìm việc làm trang trí nội thất có phần nào đó khá tương đồng với vị trí của một stylist trong lĩnh vực thời trang hiện nay.,
Đối với một thiết kế nội thất, công việc của họ sẽ bắt đầu từ một bản vẽ tổng thể, sau đó mới đi vào chi tiết công việc. Trong khi đó, các ứng viên trang trí nội thất sẽ cần phải dựa vào những ý tưởng tổng thể đó để lựa chọn những vật phẩm trang trí cho căn nhà. Ngoài ra, người làm trang trí nội thất có thể yêu cầu những vật liệu phù hợp với yêu cầu của khách hàng mà không xâm phạm tới tiêu chuẩn kĩ thuật của ngôi nhà.
Các ứng viên có thể tham gia tìm kiếm cơ hội việc làm nội thất với rất nhiều vị trí khác nhau
Nếu như các ứng viên không có năng khiếu về thiết kế thì bạn có thể tham gia tuyển nhân viên kinh doanh nội thất. Đây cũng là vị trí việc làm rất thú vị và có thể có được thu nhập ở mức độ khá và không phải lo lắng về vấn đề kinh tế.
Đối với ứng viên tuyển nhân viên kinh doanh nội thất, công việc bạn sẽ cần phải làm đó là:
Tìm kiếm nguồn khách hàng có mong muốn, nhu cầu nâng cấp nội thất của căn nhà mình đang sống.
Nghiên cứu các thông tin của khách hàng như: thu nhập, sở thích, hoàn cảnh gia đình để có thể có cách thức tư vấn phù hợp.
Tư vấn, chăm sóc khách hàng có nhu cầu mua đồ nội thất. Tạo mối quan hệ tốt với khách hàng. Đánh giá các thông tin phản hồi từ khách hàng hiện nay.
Không chỉ riêng tìm việc làm thiết kế nội thất mà bất kể CV xin việc ở vị trí nào cũng cần phải chú ý những điều sau để khiến cho CV của bạn không bị nhà tuyển dụng vứt xó chỉ sau 5s đầu tiên đọc. Một bản CV xin việc kiến trúc – nội thất hiện nay cũng cần phải có được đầy đủ các phần như một bản CV thông thường. Tuy nhiên, các ứng viên tuyển dụng nội thất cũng như kiến trúc cần phải chú ý những điều sau:
CV xin việc vị trí kiến trúc – nội thất cần chú ý gì?
Trình độ học vấn
Các ứng viên cần phải liệt kê rõ ràng tên trường đại học, chuyên ngành, cũng như là thời gian học vào trong bản CV xin việc. Bên cạnh đó, nếu như có thêm được những thành tích nổi bật hoặc chứng chỉ có liên quan như: ngoại ngữ, các chứng chỉ tin học chuyên ngành thì hoàn toàn có thể liệt kê thêm vào.
Kinh nghiệm làm việc
Đây là phần sẽ quyết định liệu bạn có được vào vòng phỏng vấn hay không. Và để có thể trở thành kiến trúc sư cũng như thiết kế nội thất chuyên nghiệp, các ứng viên cần phải biết cách liệt kê những thông tin theo trình tự hợp lí nhằm giúp nhà tuyển dụng dễ nắm bắt được.
Do đó, để dễ dàng nhất, các ứng viên cần phải liệt kê ra những vị trí việc làm mà bạn đã từng làm có liên quan đến kiến trúc. Hoặc nếu như đã từng làm qua một vài vị trí kiến trúc hoặc thiết kế nội thất thì đó là điều quá tốt. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải sáp xếp, thhoongs kê những quãng thời gian làm việc từ mới nhất đến cũ hơn để cá nhà tuyển dụng có thể nắm rõ được về các mốc thời gian.
Và một điều đặc biệt cấm kị khi liệt kê kinh nghiệm làm việc đó là không nêu quá dài dòng. Hãy lựa chọn những kinh nghiệm phù hợp với yêu cầu của vị trí ứng tuyển. Bên cạnh đó, bạn hãy nhấn mạnh vào kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn về kiến trúc. Ngoài ra, trong quá trình làm việc ở các vị trí trước đó thì cũng nên liệt kê thêm vào. Đó sẽ làm cho CV của bạn có sức thuyết phục rất lớn đối với nhà tuyển dụng.
Mục tiêu nghề nghiệp
Đối với các ứng viên đã có kinh nghiệm thì đây không phải là phần then chốt nhưng nó lại rất quan trọng đối với bản CV việc làm kiến trúc cũng như nội thất của các ứng viên mới ra trường. Mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên có tham vọng và muốn đi xa với nghề. Do vậy, hãy nói khái quá các mục tiêu trước mắt, mục tiêu dài hạn khi bạn quyết định theo đuổi nghề này. Và trong buổi phỏng vấn, hãy thật chân thành với nhà tuyển dụng khi được hỏi về mục tiêu nghề nghiệp sao cho họ có thể thấy được sự yêu thích của bạn dành cho công việc kiến trúc – nội thất hiện nay.
Bên cạnh bản CV xin việc, một vài điểm lưu ý nữa mà các ứng viên kiến trúc – nội thất cũng cần phải chú ý đó là về buổi phỏng vấn xin việc của bạn. Trong buổi phỏng vấn, hãy chú ý những điểm sau để có thể nắm bắt cơ hội được tốt nhất:
Cần chú ý điều gì trong buổi phỏng vấn tìm việc làm
Trang phục thật lịch sự, không cần phải quá trang trọng nhưng cần gọn gàng
Đến đúng giờ, thể hiện sự tự tin, thái độ vui vẻ
Vận dụng ngôn ngữ cơ thể thật khéo
Luôn cười để thể hiện sự thân thiện với người phỏng vấn….