Tìm việc làm Xuất - Nhập khẩu / Ngoại thương
4 tin tuyển dụng phù hợpNhân Viên Sale Xuất Nhập Khẩu - Thu Nhập Hấp Dẫn 15 - 20 Triệu/Tháng
Nhân Viên Kinh Doanh - Thu Nhập 10-15 Triệu (Lương Cứng) + % Hoa Hồng...
Nhân Viên Xuất Khẩu
Nhân Viên Sales
Tìm việc theo ngành
- Kinh doanh(45)
- Tư vấn/ Chăm sóc khách hàng(32)
- Bán hàng(31)
- Quảng cáo / Marketing / PR(20)
- Tài chính / Kế toán / Kiểm toán(17)
- Hành chính / Thư ký / Trợ lý(15)
- Điện / Điện tử / Điện lạnh(14)
- Quản lý điều hành(13)
- Thiết kế / Mỹ thuật(11)
- Sinh viên / Mới tốt nghiệp / Thực tập(10)
- Cơ khí/ Chế tạo/ Tự động hóa(9)
- Sản xuất / Vận hành sản xuất(8)
- Bất động sản(7)
- Xây dựng(6)
- Nhà máy/Khu công nghiệp(6)
- Kiến trúc / Nội thất(6)
- Du lịch / Nhà hàng / Khách sạn(5)
- Báo chí / Biên tập viên(5)
- Phát triển thị trường(5)
- Giáo dục / Đào tạo / Thư viện(4)
- Công nghệ thông tin(4)
- Lao động phổ thông(4)
- Dệt may(3)
- Phục vụ / Tạp vụ / Giúp việc(3)
- Kho vận / Vật tư / Thu mua(3)
- Xuất - Nhập khẩu / Ngoại thương(3)
- Dược / Hóa chất / Sinh hóa(3)
- Ngoại ngữ(2)
- Mỹ phẩm / Thời trang / Trang sức(2)
- Nhân sự(2)
- Thẩm định / Giám định / Quản lý chất lượng(2)
- Thực phẩm / Dịch vụ ăn uống(2)
- Y tế(2)
- Biên dịch / Phiên dịch(2)
- Ngân hàng / Chứng khoán / Đầu tư(2)
- Tài xế / Lái xe / Giao nhận(1)
- Quan hệ đối ngoại(1)
- Môi trường / Xử lý chất thải(1)
- Nông / Lâm / Ngư nghiệp(1)
- Làm đẹp / Thể lực / Spa(1)
- Bưu chính viễn thông(1)
- Tư vấn bảo hiểm(1)
- Giày da / Thuộc da(0)
- Trang thiết bị công nghiệp(0)
- Giải trí / Vui chơi(0)
- Thể dục / Thể thao(0)
- PG / PB / Lễ tân(0)
- Luật / Pháp lý(0)
- Bảo vệ / Vệ sĩ / An ninh(0)
- Ngành nghề khác(0)
- Làm việc từ xa/ Online/ Thời vụ/ Bán thời gian(0)
- Trang thiết bị gia dụng(0)
- Giao thông / Vận tải / Thủy lợi / Cầu đường(0)
- Dầu khí / Địa chất(0)
- Nghệ thuật / Điện ảnh(0)
- Trang thiết bị văn phòng(0)
Mục lục
1. Tổng quan về ngành Xuất - Nhập khẩu, Ngoại thương hiện nay
1.2 Tình hình ngành xuất - nhập khẩu nước ta
2. Cơ hội việc làm ngành xuất - nhập khẩu, ngoại thương
2.1 Ngành xuất - nhập khẩu đa dạng về nghề nghiệp
2.2 Cơ hội việc làm ngoại thương
3. Kinh nghiệm tìm việc làm xuất - nhập khẩu, Ngoại thương
3.1 Thực tập sinh xuất - nhập khẩu
Xuất Nhập khẩu và ngoại thương là những ngành có tiềm lực phát triển rất lớn mà nước ta muốn tập trung đầu tư, phát triển. Điều này cũng hứa hẹn những cơ hội việc làm hấp dẫn với nhiều lao động.
1. Tổng quan về ngành Xuất - Nhập khẩu, Ngoại thương hiện nay
1.1 Định nghĩa
Để hiểu rõ hơn về ngành xuất - nhập khẩu, Ngoại thương chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu qua định nghĩa về những ngành này.
Xuất khẩu là gì?
Xuất khẩu là thuật ngữ vô cùng quen thuộc với tất cả mọi người trong hàng chục năm qua. Tuy nhiên, chỉ những người làm trong lĩnh vực ngành nghề này mới có thể hiểu cặn kẽ tất cả những vấn đề liên quan đến lĩnh vực này. Vậy xuất khẩu là gì?
Xuất nhập khẩu, ngoại thương
Có thể hiểu theo một cách đơn giản xuất khẩu là công việc buôn bán sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của nước mình cho những nước khác. Việc buôn bán này sẽ được dựa trên cơ sở của cách thức thanh toán bằng tiền tệ. Còn định nghĩa về xuất khẩu theo Luật thương mại, quy định năm 2005 như sau:
"Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật" - (Khoản 1, Điều 28 - Luật Thương mại năm 2005).
► Xem thêm: Hơn 1000+ tin tuyển PG hiện đang được cập nhật đầy đủ tại timviec.com.vn
Nhập khẩu là gì?
Luôn song hành cùng với khái niệm xuất khẩu chính là thuật ngữ nhập khẩu. Hiểu một cách đơn giản nhập khẩu là những hoạt động thương mại mà nước ta sẽ nhập những sản phẩm hàng hóa từ nước ngoài về nước để buôn bán. Hoạt động này sẽ được trao đổi bằng phương thức tiền tệ.
Theo định nghĩa của Luật thương mại năm 2005 quy định: "Nhập Khẩu là việc đưa hàng hóa nước ngoài vào khu vực lãnh thổ của Việt Nam".
Nhập khẩu được coi là một hoạt động thương mại rất quan trọng đối với tất cả các quốc gia. Không chỉ đa dạng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, mà còn phát triển hoạt động giao lưu, trao đổi hàng hóa với các quốc gia khác trên thế giới, cùng nhau hợp tác, phát triển.
Xuất nhập khẩu là hoạt động buôn bán, kinh doanh ở phạm vi lớn vươn tầm quốc tế. Các quốc gia có sự trao đổi hàng hóa với nhau dựa trên nguyên tắc ngang giá, tiền tệ là vật môi giới.
Ngoại thương là gì?
Ngoại thương hay còn có tên đầy đủ là "hoạt động ngoại thương" được định nghĩa chính xác như sau:
"Ngoại thương là hoạt động thực hiện các giao dịch mua bán hàng hóa giữa nhiều quốc gia khác nhau dưới nhiều hình thức kinh doanh khác nhau như: xuất khẩu - nhập khẩu; tạm nhập - tạm xuất; tái nhập - tái xuất; quá cảnh; chuyển khẩu; hoặc các hoạt động khác có liên quan đến giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế hợp pháp và điều ước quốc tế mà Việt Nam là quốc gia thành viên" - Khoản 1- Điều 3 - Luật Quản lý ngoại thương - Ban hành và có hiệu lực 01/01/2018.
Ngoại thương
Ở Việt Nam hoạt động ngoại thương thực sự có sự phát triển vượt bật khi đất nước có những chính sách mở cửa, hội nhập. Ngoài việc có đưa hàng hóa của Việt Nam ra thị trường quốc tế, còn có thể nhập những sản phẩm của nước bạn về lãnh thổ quốc gia. Đồng thời, hoạt động này sẽ thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
► Đọc thêm: Danh sách việc làm Bến Tre hiện đang được cập nhật liên tục hàng giờ
Nhân viên xuất - nhập khẩu làm gì?
Tại mỗi doanh nghiệp, công ty kinh doanh thương mại bộ phận liên quan đến lĩnh vực xuất - nhập khẩu rất quan trọng. Đặc biệt, trong hoạt động mở rộng thị trường, thúc đẩy tình hình buôn bán, trao đổi hàng hóa thì bộ phận xuất - nhập khẩu chính là mắt xích quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của kế hoạch đặt ra.
Khi đã hoàn tất mọi hồ sơ, thủ tục của hải quan sẽ có thể tiến hành đến hoạt động lưu thông hàng hóa. Hạn chế việc tồn đọng vốn sẽ gây nên tổn thất nghiêm trọng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp kinh doanh. Nhiệm vụ của thể của nhân viên xuất - nhập khẩu cần làm như sau:
- Thực hiện công việc giao dịch, đàm phán và kí kết hợp đồng với các bên đối tác.
- Tiến hành làm và hoàn tất những thủ tục, giấy tờ, chứng từ liên quan đến hoạt động xuất - nhập khẩu bao gồm: chứng từ vận chuyển, hợp đồng mua bán, chứng từ xuất - nhập khẩu, thủ tục giao nhận, thanh toán.
- Cùng kết hợp với bộ phận kế toán để tiến hành làm báo cáo bảo lãnh phía ngân hàng.
- Tiếp nhận tất cả những giấy tờ, hồ sơ, kiểm soát chặt chẽ trong suốt quá trình làm thủ tục thông quan cho hàng hóa của doanh nghiệp.
- Theo dõi sát sao tất cả các đơn hàng, hợp đồng đảm bảo hàng hóa được giao - nhận đúng thời gian đã xác định trên giấy tờ.
- Tìm kiếm đối tác, khách hàng để mở rộng thêm thị trường xuất - nhập khẩu.
Một người nhân viên xuất - nhập khẩu chuyên nghiệp nhất định phải có trình độ chuyên môn tốt. Bên cạnh đó yêu cầu tiên quyết đối với nhân viên xuất - nhập khẩu là khả năng ngoại ngữ tốt để có thể trao đổi, đàm phán, thuyết phục khách hàng kí kết hợp đồng hợp tác.
1.2 Tình hình ngành xuất - nhập khẩu nước ta
Việt Nam có những sự tăng trưởng không ngừng trong lĩnh vực xuất - nhập khẩu. tính đến năm 2017, ngành xuất - nhập khẩu đã đạt được 425,12 tỷ USD. So với năm 2016, tỷ lệ này đã tăng đến 21%, một tốc độ tăng trưởng đáng ngạc nhiên. Điều này cũng dẫn đến vấn đề thiếu nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh vực nghề nghiệp này.
Chỉ tính riêng tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 5 năm từ 2015 đến 2020 sự tăng trưởng của ngành xuất - nhập khẩu đã tăng vọt lên con số chóng mặt. Theo dự đoán của trung tâm thông tin kinh tế thì nhu cầu tuyển dụng nhân viên xuất nhập khẩu sẽ lên đến 12 triệu người.
Tình hình ngành xuất - nhập khẩu nước ta
Tình trạng thiếu hụt lao động ngành xuất - nhập khẩu đang là vấn đề khiến chính quyền địa phương và những doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nghề nghiệp này phải đau đầu. Cơ hội việc làm xuất nhập khẩu đang mở rộng chào đón.
1.3 Ngoại thương ở Việt Nam
Ở Việt Nam ngành ngoại thương xuất hiện từ rất sớm, tuy nhiên có nhiều sự gián đoạn trong thời kì đất nước không ổn định. Tuy nhiên, đến khi bắt đầu hội nhập, mở cửa biên giới giao thông thương với nước ngoài, ngoại thương Việt nam có những sự khởi sắc đáng ngạc nhiên.
Có thể nói Chính phủ ta luôn rất quan tâm, đề cao vai trò của ngành ngoại thương trong nền kinh tế đất nước. Sự đầu tư cho ngành ngoại thương luôn được Nhà nước đặt lên ưu tiên hàng đầu. Do đó có thể thấy được tương lai phát triển của lĩnh vực này còn tiếp tục được nâng cao.
► Tham khảo ngay: Tuyển dụng marketing mới nhất, lương thưởng hấp dẫn từ các công ty hàng đầu
Ngành ngoại thương hiện nay đang dần trở thành xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của rất nhiều bạn trẻ. Tại các trường đại học, cao đẳng nhu cầu thi tuyển các ngành thuộc lĩnh vực ngoại thương luôn nhận được số lượng thí sinh nộp hồ sơ đông đảo. Điều này chứng tỏ rằng ngoại thương là một ngành "hot", hấp dẫn.
Những sinh viên tốt nghiệp những ngành thuộc lĩnh vực ngoại thương sẽ có khả năng làm việc tại các bộ phận kinh doanh, nghiệp vụ xuất - nhập khẩu thuộc các doanh nghiệp kinh doanh, công ty thương mại.
2. Cơ hội việc làm ngành xuất - nhập khẩu, ngoại thương
Với sự phát triển không ngừng của ngành xuất - nhập khẩu hiện nay, sự thiếu hụt nguồn nhân lực mở ra nhiều cơ hội cho những người đang tìm kiếm việc làm.
2.1 Ngành xuất - nhập khẩu đa dạng về nghề nghiệp
Trong ngành xuất - nhập khẩu có không ít các loại nghề nghiệp dành cho nhiều đối tượng người lao động khác nhau. Một số ngành nghề thuộc lĩnh vực xuất - nhập khẩu mà người tìm việc có thể tham khảo như:
Nhân viên kinh doanh xuất - nhập khẩu
Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu là một vị trí thường được các doanh nghiệp chuyên về trading cho đối tác nước ngoài tuyển dụng. Công việc này còn được biết đến với một cái tên khác là Overse sale. Với tính chất công việc thường xuyên phải làm việc việc với đối tác nước ngoài nên yêu cầu tiên quyết là giỏi ngoại ngữ.
Cơ hội việc làm ngành xuất - nhập khẩu, ngoại thương
Những ứng viên tham gia ứng tuyển vị trí việc làm kinh doanh này nhất định phải có khả năng giao tiếp thành thạo với đối tác nước ngoài. Đặc biệt nếu có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực sale sẽ thường được nhà tuyển xuất nhập khẩu ưu tiên hơn. Bởi tính chất công việc này liên quan rất nhiều đến lĩnh vực sale.
Ngoài công việc tìm kiếm khách hàng, đàm phán, thuyết phục hợp tác, nhân viên kinh doanh xuất - nhập khẩu cần có sự quan tâm đến những đối tác cũ. Chăm sóc khách hàng cũ, giữ chặt mối quan hệ hợp tác với họ để có thể hợp tác lâu dài. Ngoài mức lương cơ bản được quy định, người làm công việc này sẽ có cơ hội thụ hưởng thêm tiền thưởng nếu doanh thu bán hàng tốt.
Nhân viên làm chứng từ xuất - nhập khẩu
Chứng từ là những hồ sơ không thể thiếu khi tiến hành hoạt động xuất - nhập khẩu hàng hóa. Người làm công việc này sẽ trực thuộc phòng xuất - nhập khẩu. Bộ phận đảm nhiệm công việc làm chứng từ sẽ chịu trách nhiệm soạn thảo những chứng từ liên quan đến hoạt động xuất - nhập khẩu rồi đến những cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
Nhân viên làm chứng từ xuất - nhập khẩu
Hiện nay, ở các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh các doanh nghiệp sẽ thường thuê một bên trung gian chuyên về công việc này hỗ trợ. Những công ty trung gian này có nhiệm vụ hoàn tất các thủ tục, hồ sơ, chứng từ, đến khai báo Hải quan về vấn đề thông quan.
Vị trí nhân viên làm chứng từ xuất - nhập khẩu được tuyển dụng rất nhiều hiện nay. Nếu bạn là người đang tìm kiếm một công việc văn phòng tốt thì công việc nhân viên làm chứng từ xuất - nhập khẩu là sự lựa chọn không tồi. Công việc này không có quá nhiều áp lực, chỉ cần hoàn thành tốt công việc được giao.
Những bạn sinh viên mới ra trường nên lựa chọn bắt đầu từ những công việc như nhân viên làm chứng từ xuất - nhập khẩu. Thời gian làm việc tại vị trí này sẽ giúp các bạn tích lũy thêm được nhiều kinh nghiệm, xây dựng tác phong tự tin. Điều này rất có lợi nếu bạn muốn nhảy việc khác trong ngành xuất - nhập khẩu.
Nhân viên giao nhận hàng hóa xuất - nhập khẩu
Công việc nhân viên giao nhận hàng hóa xuất - nhập khẩu là một vị trí việc làm rất phù hợp với phái mạnh. Đặc thù công việc này cần phải di chuyển khá nhiều địa điểm, không giam mình trong văn phòng làm việc. Nhiệm vụ chính là đi giao nhận những chứng từ, ra kho hàng tại cảng biển, cảng sân bay, cửa khẩu....
Khối lượng công việc của nhân viên giao nhận hàng hóa rất lớn, cần đến sự tỉ mỉ, cẩn thận để tránh những trường hợp rủi ro. Người làm công việc này cần luôn giữ sự tỉnh táo để giải quyết mọi vấn đề triệt để nhất.
Nhân viên mua hàng
Tên gọi khác của công việc này là Purchasing official. Nhiệm vụ chính của những nhân viên mua hàng là làm việc với bên cung cấp hàng bằng nhiều phương tiện khác nhau, đa số là thông qua mạng internet. Ngoài ra, nhân viên mua hàng cần phải làm báo cáo về đơn hàng, dự toán các loại chi phí khác nhau.
Đôi khi công việc soạn thảo hợp đồng hợp tác cũng sẽ do bên bộ phận mua hàng đảm nhận. Bên cạnh việc soạn thảo hợp đồng, bộ phận này còn phải tự mình chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ, chứng từ cần thiết, thanh toán tiền với nhà cung cấp.
Việc làm phòng thanh toán quốc tế tại ngân hàng
Công việc xuất - nhập khẩu ngoài các doanh nghiệp kinh doanh hàng xuất khẩu, phía ngân hàng cũng có phòng ban liên quan đến lĩnh vực này. Phòng thanh toán quốc tế thường là một bộ phận trong các ngân hàng hoặc doanh nghiệp có quy mô lớn hiện nay.
Để có thể làm được công việc này bạn cần nên có kiến thức về chuyên ngành thanh toán quốc tế, hiểu biết về các quy định trong hoạt động thanh toán quốc tế. Đặc biệt bạn cần thông thạo tiếng Anh, nhất là tiếng Anh chuyên ngành để có thể làm việc, trao đổi với các ngân hàng khác trên thế giới.
► Gợi ý: Tìm việc làm tại Long An có môi trường chuyên nghiệp, phúc lợi tốt
2.2 Cơ hội việc làm ngoại thương
Với tình hình ngoại thương ở nước ta như hiện nay thì cơ hội việc làm lĩnh vực nghề nghiệp này rất rộng mở cho những ứng viên đang tìm việc. Tuy nhiên, với những bạn sinh viên vẫn đang ngồi trên ghế nhà trường chắc chắn vẫn còn rất nhiều điều băn khoăn với những công việc thuộc chuyên ngành mình đang được đào tạo.
Có thể nói ngoại thương là một ngành có rất nhiều công việc liên quan. Bên trong ngoại thương bên cạnh ngành xuất - nhập khẩu còn có lĩnh vực thương mại. Điều này càng mở rộng thêm cơ hội việc làm cho những người lao động được đào tạo theo chuyên ngành này.
Nhân viên Longistic
Vị trí công việc này hiện nay nhu cầu tuyển dụng nhân viên xuất nhập khẩu không nhiều như những ngành nghề khác nhưng so với nhiều bộ phận khác cơ hội phát triển lại tố hơn rất nhiều. Chính vì vậy, tiêu chuyển lựa chọn những nhân viên vị trí longistic cũng vô cùng khắt khe hơn rất nhiều những bộ phận khác.
Vai trò của bộ phận Longistic rất quan trọng, cụ thể những nhiệm vụ của nhân viên bộ phận này như sau:
- Thực hiện lệnh sản xuất trên phần mềm theo những yêu cầu được ghi rõ trên hợp đồng.
- Theo dõi quy trình và tiến độ sản xuất trực tiếp tại các nhà máy.
- Xây dựng kế hoạch, điều chỉnh những vấn đề trong việc xuất hàng, đóng gói hàng hóa cụ thể
- Làm việc với các đối tác vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, thương lượng giá cả, thanh toán, chuyển tiền.
- Bàn bạc theo dõi thời gian vận chuyển, đốc thúc quá trình vận chuyển để đến nơi đúng thời hạn
- Kiểm tra sát sao các vấn đề về hạn chót đóng hàng theo L/C quy định để phối hợp với bộ phận kinh doanh xử lý kịp thời tất cả các vấn đề phát sinh.
- Chịu trách nhiệm khi xảy ra các vấn đề liên quan đến việc vận chuyển, đóng gói hàng hóa.
► Đừng bỏ lỡ: Các doanh nghiệp đang có nhu cầu cần tuyển thực tập sinh với quy mô lớn
Cơ hội việc làm ngoại thương
Bởi phải chịu trách nhiệm rất nhiều mảng quan trọng, trực tiếp làm việc với nhiều bộ phận nên nhân viên Longistic rất được lãnh đạo quan tâm. Để có thể trở thành một nhân viên longistic, ngoài những kiến thức chuyên môn, còn phải là người chịu được áp lực làm việc cao, giải quyết vấn đề chặt chẽ, tỉ mỉ, hiệu quả.
Bên cạnh công việc nhân viên longistic, một số gợi ý dành cho những người theo học chuyên ngành ngoại thương hiện nay:
- Các bạn có thể làm việc trong các phòng kinh doanh, phòng nghiệp vụ xuất - nhập khẩu tại đơn vị sản xuất kinh doanh hàng xuất - nhập khẩu.
- Làm việc trong các công ty thương mại
- Bạn có thể ứng tuyển tại các văn phòng đại diện thuộc các đại lý về hàng không, vận tải tàu biển hay các ngân hàng trong và ngoài nước.
- Bộ phận xuất - nhập khẩu thuộc đơn vị, cơ quan quản lý ngoại thương, các cửa khẩu, cảng biển, cảng sân bay lớn.
Mỗi bộ phận đều sẽ có những đặc thù công việc riêng. Vì vậy, khi xác định đến vị trí công việc bản thân muốn ứng tuyển hãy học thêm về những kiến thức chuyên môn, kĩ năng nghề nghiệp.
► Đọc ngay: Tuyển dụng tại Hà Nam với hàng nghìn công việc phù hợp cho sinh viên, người đi làm
3. Kinh nghiệm tìm việc làm xuất - nhập khẩu, Ngoại thương
Bạn muốn tìm kiếm một công việc phù hợp với khả năng chuyên môn, liên quan đến lĩnh vực mình được đào tạo? Bạn muốn có một công việc điều kiện phát triển thăng tiến tốt? Bạn muốn khi ra trường sẽ có ngay một công việc phù hợp? Điều này phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tìm kiếm việc làm của bản thân bạn.
Kinh nghiệm tìm việc làm xuất - nhập khẩu, Ngoại thương
Có thể nói nhu cầu tuyển dụng nhân viên xuất nhập khẩu và ngoại thương là rất lớn. Tuy nhiên, nguồn nhân lực phục vụ cho ngành ngoại thương, xuất - nhập khẩu đều cần những lao động có chất lượng chuyên môn cao, được đào tạo bài bản. Vì vậy, để thành công ứng tuyển không hề đơn giản.
Đừng lo lắng, với những kinh nghiệm chúng tôi chia sẻ dưới đây sẽ giúp ích rất nhiều cho các bạn ứng viên đang tìm việc làm xuất - nhập khẩu.
► Tìm hiểu thêm: Top kênh tuyển dụng IT uy tín được nhiều doanh nghiệp lựa chọn đăng tuyển
3.1 Thực tập sinh xuất - nhập khẩu
Kì thực tập chính là một cơ hội thuận lợi để các bạn sinh viên có thể tiếp cận với môi trường làm việc thực tế. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để trở thành nhân viên chính thức tại nơi bạn thực tập. Tuyển thực tập sinh xuất - nhập khẩu thường không đòi hỏi nhiều về kĩ năng làm việc mà chủ yếu là kiến thức chuyên môn.
Nhiều doanh nghiệp cũng sẽ tận dụng kì tuyển thực tập sinh xuất nhập khẩu để có thể đào tạo và tìm ra cho mình những nhân tố tốt nhất mời gọi hoạt động cho công ty. Vậy nên với những bạn trẻ học năm cuối các chuyên ngành liên quan đến xuất - nhập khẩu, ngoại thương hãy thận trọng trong việc lựa chọn doanh nghiệp để thực tập.
Tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng
Để có thể xin thực tập tại các doanh nghiệp xuất - nhập khẩu có danh tiếng bạn cần phải có thái độ ứng xử đúng mực, chuyên nghiệp. Đặc biệt, hãy gây ấn tượng với bên tuyển dụng xuất nhập khẩu bằng một bảng thành tích học tập đẹp mắt. Ngoài ra, phải luôn có thái độ ham học hỏi, không ngại khó, ngại khổ, nhiệt tình tham gia các dự án.
Khi đã trở thành thực tập sinh, hãy tìm cho mình một người cố vấn có tâm, nhiệt tình. Những điều học hỏi được trong suốt quá trình làm thực tập sinh chắc chắn sẽ cho bạn rất nhiều kinh nghiệm quý báu, đáng giá hơn rất so với việc chỉ ngồi trên giảng đường trường học.
Biết cách chấp nhận thực tế
Thực tế ở môi trường làm việc sẽ không giống như những gì bạn thường tưởng tượng, hay được các thầy cô dạy. Có thể nói thực tế luôn rất khắc nghiệt nhất là đối với những người mới bước chân vào đời như các bạn thực tập sinh. Khi bạn làm thực tập sinh chắc chắn bạn sẽ chẳng có kinh nghiệm làm việc, những đừng quá lo lắng vì điều đó.
► Tham khảo: Việc làm Bắc Giang mới nhất dành cho ứng viên quan tâm
Những va vấp trong quá trình làm việc sẽ giúp bạn trưởng thành lên rất nhiều. Vì vậy, hãy chấp nhận thực tế, đừng tỏ ra chán nản, mệt mỏi với tất cả những điều đó. Thay vào đó hãy tự vực dậy tinh thần của chính mình, hoàn thành thật tốt những công việc được giao.
Rèn luyện tác phong làm việc chuyên nghiệp
Tác phong làm việc chuyên nghiệp là một điều rất cần thiết trong tất cả các lĩnh vực nghề nghiệp. Tác phong chuyên nghiệp được xây dựng từ những điều nhỏ nhặt như cách ăn mặc, đi đứng, giao tiếp, nói năng, ứng xử. Một trong yếu tố thể sự chuyên nghiệp nữa đó chính là tuân thủ đúng những theo những quy định của doanh nghiệp.
Sự chuyên nghiệp của bạn sẽ khiến các đồng nghiệp cảm thấy yêu quý, có thiện cảm. Đồng thời đôi khi đó cũng là một yếu tố giúp bạn trải qua kì thực tập một cách thành công, may mắn hơn sẽ được doanh nghiệp giữ lại và trở thành nhân viên xuất nhập khẩu chính thức của nơi bạn làm việc.
3.2 Kinh nghiệm tìm việc làm xuất - nhập khẩu
Để có thể tìm việc hiệu quả, bạn cần phải xác định được khu vực việc làm xuất nhập khẩu phát triển nhất. Địa điểm bạn chọn có yếu tố quyết định đến việc liệu rằng bạn có thể kiếm được một công việc như mong muốn hay không. Một số địa điểm có ngành xuất - nhập khẩu phát triển ở nước ta:
Khu vực miền Bắc
Đối với khu vực phía Bắc, tuyển nhân viên xuất nhập khẩu sẽ tập trung chủ yếu tại các tỉnh như: Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh. Đây là những khu vực tập trung nhiều việc làm khu công nghiệp lớn. Vì vậy, khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu tại những khu vực này cũng rất lớn.
Kinh nghiệm tìm việc làm xuất - nhập khẩu
Ngoài ra, tại một số tỉnh cạnh biên giới như Lạng Sơn, Quảng Ninh hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu cũng diễn ra rất sôi động. Tuy nhiên, tại nơi đây chủ yếu hoạt động này thiên về vận tải hàng hóa nên người lao động cần có sự thận trọng trong việc lựa chọn công việc.
► Cập nhật nhanh: Tuyển kỹ sư xây dựng ở nhiều vị trí, trình độ khác nhau
Khu vực miền Nam
Khu vực các tỉnh phía Nam, công việc xuất nhập khẩu diễn ra sôi nổi ở các địa phương như: Bình Dương, Đồng Nai, Tiền Giang, Đà Nẵng. Đặc biệt, ở Đà Nẵng trong những năm gần đây hoạt động xuất nhập khẩu đã có những bước phát triển vượt bậc, thu hút nguồn lực lao động lớn.
Ngoài việc quan tâm đến địa điểm ngành nghề bạn còn cần quan tâm đến hồ sơ xin việc. Bởi nhu cầu tuyển dụng lao động xuất nhập khẩu lớn nên nhiều doanh nghiệp vẫn chấp nhận những ứng viên chưa có kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên, dù chưa có kinh nghiệm làm việc nhưng bạn cũng phải có những kĩ năng cần thiết phục vụ công việc.
Với cùng xuất phát điểm là những cử nhân tốt nghiệp những ngành liên quan đến ngoại thương, vậy bạn cần làm gì để có thể chiến thắng các ứng viên khác? Đó phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng khi phỏng vấn trực tiếp và CV xin việc.
Hãy chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ quan trọng phục vụ cho quá trình ứng tuyển của mình. Đặc biệt CV xin việc cần phải tạo được sự ấn tượng để nhà tuyển dụng có thể nhớ đến bạn. Trong quá trình phỏng vấn cũng nên gây ấn tượng bằng một phong thái tự tin, cầu tiến, ham học hỏi nhé!
3.3 Tìm việc xuất - nhập khẩu qua kênh tìm việc
Các bạn hoàn toàn có thể tìm đến những web tuyển dụng uy tín để có những sự gợi ý về công việc. Trên đó sẽ có rất nhiều doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng đưa ra yêu cầu, chế độ đãi ngộ và mức lương để ứng viên tham khảo.
Tìm việc xuất - nhập khẩu qua kênh tìm việc
Một trong những web tìm việc chất lượng được rất nhiều bạn trẻ tin tưởng lựa chọn là timviec.com.vn. Ở đây bạn có thể tìm những công việc theo ngành nghề, lĩnh vực, địa điểm cư trú. Nếu muốn tìm công ty tuyển dụng việc làm xuất nhập khẩu bạn hãy lựa chọn tìm việc theo địa điểm để có những kết quả phù hợp nhất.
Không chỉ có hàng loạt những gợi ý về công việc, trên trang web Timviec.com.vn còn giúp ứng viên tạo hồ sơ xin việc theo quy chuẩn. Đây quả thực là sự lựa chọn hoàn hảo cho những bạn trẻ không có kinh nghiệm đi xin việc có thể tham khảo.
Có thể nói công việc xuất nhập khẩu, ngoại thương có tiềm lực phát triển vô cùng lớn. Điều đó mở ra nhiều cơ hội việc làm cho nhiều người lao động trong nước. Để có thể tìm việc xuất nhập khẩu thành công hãy nhớ những chia sẻ của chúng tối trong bài viết trên nhé, chúc các bạn thành công!
Các từ khóa phổ biến
- Xuất nhập khẩu
- nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu
- nhân viên mua hàng
- nhân viên giao nhận xuất nhập khẩu
- Thực tập sinh xuất nhập khẩu
- trưởng phòng xuất nhập khẩu
- nhân viên kế hoạch sản xuất
- nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu/Logistics
- trợ lý kinh doanh xnk
- Thực tập sinh chứng từ xuất nhập khẩu
- Xuất khẩu lao động
- Xuất nhập khẩu tại Hải Phòng
- Cảng Hải Phòng
- Cửa khẩu Móng Cái
- Sân bay Vân Đồn
- Xuất nhập khẩu tại Đà Nẵng
- Trưởng phòng kinh doanh xuất nhập khẩu
- Chứng từ xuất nhập khẩu
- Nhân viên xuất nhập khẩu
- Nhân viên chứng từ hải quan
- Nhân viên khai báo hải quan
- Xuất nhập khẩu logistics
- Part time xuất nhập khẩu
- Sale xuất nhập khẩu
- Nhân viên chứng từ logistics
- Nhân viên hiện trường xuất nhập khẩu
- Nhân viên thu mua xuất nhập khẩu